Thứ sáu 08/11/2024 14:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Đến Bạc Liêu khám phá đồng hồ đá độc nhất vô nhị

14:29 | 30/09/2020

(Xây dựng) - Hiện tại, Bạc Liêu có một sản vật độc nhất vô nhị được công nhận là di tích lịch sử văn hóa, đó là đồng hồ thái dương. Đồng hồ thái dương được làm bằng đá nên thường gọi là đồng hồ đá. Đồng hồ đá Bạc Liêu được bác vật Lưu Văn Lang – kỹ sư xây dựng cầu đường nổi tiếng Nam kỳ, xây dựng vào đầu thế kỷ XX. Dẫu trải qua hơn 100 năm dù có bạc màu theo thời gian nhưng đồng hồ đá vẫn “chạy” tốt…, là nơi du khách đến tham quan khám phá sản vật độc đáo này.

den bac lieu kham pha dong ho da doc nhat vo nhi
Đồng hồ thái dương.

Độc đáo đồng hồ đá…

Đồng hồ đá tọa lạc tại công viên đường 30/4 thành phố Bạc Liêu. Đây là sáng chế của nhà bác vật Lưu Văn Lang. Tuy đã trải qua hơn 100 trăm năm nhưng đồng hồ đá vẫn tồn tại với thời gian, đồng hồ thái dương duy nhất Việt Nam. Hiện nay, đồng hồ đá là điểm tham quan của không ít du khách đến Bạc Liêu.

Trong một chuyến đi cùng đoàn khảo sát du lịch đến tham quan đồng hồ thái dương, ai cũng ngạc nhiên và thích thú ngắm nhìn đồng hồ đá. Bởi nó rất lạ và độc đáo và chỉ duy nhất ở Việt Nam. Đồng hồ đá được xây dựng bằng gạch thẻ, mặt đồng hồ ốp gạch tàu, cao 1m, rộng 0,8m, xem giờ dựa vào bóng nắng. Bề mặt đồng hồ đá có ba phần. Phần giữa là một khối chữ nhật nhô ra phía trước, hai khối hình vuông xây bằng gạch cân đối hai bên, mỗi bên vạch 6 chữ số La Mã từ I - XII để chỉ giờ. Phần khối hình chữ nhật giữa nhô lên giới hạn ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào các số ở hai bên đồng hồ, chia đồng hồ thành hai mảng sáng tối rõ rệt. Điểm giờ nằm trên lằn ranh giới giữa hai mảng sáng - tối này đến đâu là chỉ thời gian đến đó. Bắt đầu từ lúc mặt trời mọc, mặt trời lên cao chừng nào thì bóng nắng chạy theo đến đó, đúng ngọ thì bóng nắng đổ đúng 12 giờ. Buổi chiều, bóng nắng lại đổ nghiêng về bên phải, tương tựa đúng như buổi sáng.

den bac lieu kham pha dong ho da doc nhat vo nhi
Đồng hồ thái dương được công nhận di tích lịch sử văn hóa.

Tuy đơn giản chỉ bằng vật liệu đá, cát, gạch không phải là kim loại, máy móc mà chỉ cần ánh sáng mặt trời để xem giờ nhưng đồng hồ đá khá chính xác. Dù tồn tại hơn 100 năm nhưng đồng hồ này “chạy” khá chuẩn như đồng hồ điện tử hiện đại. Hôm đoàn khảo sát du lịch đến tham quan, kiểm tra đồng hồ đá chỉ sai lệch khoảng cộng trừ 02 phút. Trong tư liệu ghi lại cho biết, khi mới xây dựng đồng hồ đá nhiều người đến xem giờ và coi đây là đồng hồ chuẩn để chỉnh giờ cho đúng. Lúc bấy giờ, không chỉ có ông thông, ông phán, ông huyện ghé xem giờ trước khi vào dinh trình giấy tờ mà cả quan ba, quan năm cũng ghé xem và vặn lại chỉnh giờ đồng hồ Tây theo đúng đồng hồ đá.

Tác giả sáng chế đồng hồ đá là kỹ sư xây dựng cầu đường nổi tiếng Nam kỳ

Theo tài liệu lưu lại, đồng hồ đá do ông Lưu Văn Lang mà mọi người thường gọi là bác vật Lang sáng chế ra. Ông Lưu Văn Lang (1880 - 1969), sinh ra tại làng Tân Phú Đông, tỉnh Sa Đéc (nay là thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp). Từ nhỏ, ông theo học chữ Nho, đến 10 tuổi mới theo học chữ Quốc ngữ và Pháp. Thông minh, học giỏi nên được cấp học bổng lên Sài Gòn học trường Chasseloup Laubat. Đến năm 17 tuổi đỗ tú tài II (Pháp) và nhận học bổng tại trường E’cole Centrale de Pris-Pháp, là trường đào tạo kỹ sư lớn nhất nước Pháp thời bấy giờ.

Năm 1904, ông tốt nghiệp kỹ sư hạng giỏi tại Pháp, là kỹ sư đầu tiên của Nam kỳ lúc bấy giờ được đào tạo tại Pháp. Người dân Nam kỳ lúc bấy giờ gọi là bác vật Lang. Ngay sau về nước, ông được cử ngay sang Vân Nam (Trung Quốc) để tham gia thiết kế và xây dựng tuyến đường sắt nối liền Đông Dương và Vân Nam. Xong tuyến đường sắt, từ năm 1909 - 1940, Pháp đưa ông về làm việc tại Sở Công chánh Đông Dương (Sài Gòn), được giao theo dõi xây dựng cầu đường ở miền Tây. Thời gian này, ông thường xuống Bạc Liêu để theo dõi các công trình xây dựng. Ông được sự kính nể không chỉ của người dân và quan lại Nam kỳ mà cả các kỹ sư Pháp.

Có một giai thoại nổi tiếng về ông Lưu Văn Lang, đó là câu chuyện về chiếc cầu Sập ở Bạc Liêu. Cầu này có tên là cầu Dần Xây nằm ở ranh thành phố Bạc Liêu và huyện Vĩnh Lợi do người Pháp xây dựng. Một lần ngang qua cầu, ông lấy gậy gõ vào thành cầu rồi cảnh báo với những người Pháp đang xây dựng ở đó: “Một tháng nữa cầu sẽ sập”. Những kỹ sư Pháp làm việc tại cầu Dần Xây rất tức giận trước nhận định của ông. Thế nhưng, họ không ngờ đúng một tháng sau cầu sập thật. Dù cầu có tên là Dần Xây nhưng đến mãi bây giờ người dân nơi đây vẫn gọi là cầu Sập.

den bac lieu kham pha dong ho da doc nhat vo nhi
den bac lieu kham pha dong ho da doc nhat vo nhi
Du khách tham quan đồng hồ đá Bạc Liêu

Từ đó, ông rất nổi tiếng và được các tỉnh trưởng khu vực Nam kỳ lục tỉnh lúc bấy giờ quý trọng, đặc biệt là tỉnh trưởng Bạc Liêu. Mỗi lần về công tác tại Bạc Liêu đều được tỉnh trưởng mời đến chơi, dùng cơm thân mật. Để đáp lại lòng hiếu khách, ông đã xây dựng đồng hồ thái dương - đồng hồ đá ngay dinh tỉnh trưởng để tặng cho tỉnh trưởng Bạc Liêu.

Đồng hồ đá Bạc Liêu đã trải qua hơn 100 năm mưa nắng, dù bề mặt đã có phần bong tróc, tỉnh Bạc Liêu đã và đang tìm cách trùng tu để bảo tồn, nhưng du khách đến tham quan nghe thuyết minh về công trình này vẫn thấy thú vị và ngưỡng mộ kính nể tài nghệ nhà bác vật Lưu Văn Lang, người sáng chế ra đồng hồ thái dương Bạc Liêu

Huỳnh Biển

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load