Thứ sáu 20/09/2024 04:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Đề xuất tăng phí bảo vệ môi trường trong khai thác cát, sỏi làm vật liệu xây dựng

09:33 | 07/12/2021

(Xây dựng) - Đây là đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo Nghị định quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, thay thế Nghị định số 164/20116/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ.

de xuat tang phi bao ve moi truong trong khai thac cat soi lam vat lieu xay dung
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Bộ Tài chính cho biết, thực hiện thu phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với khoáng sản theo quy định tại Nghị định 164 đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm BVMT của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản; tăng cường quản lý khai thác khoáng sản; khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ, khai thác hiệu quả, tiết kiệm khoáng sản gắn liền với công tác BVMT; góp phần phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường.

Số thu phí BVMT đối với khai thác khoáng sản hằng năm đã góp phần tích cực để địa phương bổ sung nguồn đầu tư cho BVMT tại nơi khai thác. Số thu phí năm 2017 là 3.029 tỷ đồng; năm 2018 là 3.448 tỷ đồng; năm 2019 là 3.737 tỷ đồng; năm 2020 là 3.576 tỷ đồng. Bên cạnh kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện Nghị định 164 đã phát sinh một số vấn đề như một số quy định tại Nghị định 164 chưa bảo đảm rõ ràng, không tạo sự thống nhất trong thực hiện. Nhiều địa phương đã phản ánh vướng mắc về người nộp phí, trường hợp không phải nộp phí, phương pháp tính phí, mức phí, kê khai nộp phí, quản lý tiền phí BVMT đối với khai thác khoáng sản...

Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 164 là cần thiết nhằm mục tiêu khắc phục những hạn chế của chính sách hiện hành về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản; từng bước hạn chế tác động xấu đến môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Tăng phí BVMT đối với khai thác cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường

Bộ Tài chính cho biết, Nghị định 164 quy định khung mức phí đối với sỏi, cuội, sạn, cát, đất sét, đá làm vật liệu xây dựng thông thường là 1.500 - 6.000 đồng/m3.

Việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường gây sạt lở bờ sông, ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi. Hiện phí BVMT đối với khai thác sỏi, cuội, sạn, cát, đất sét, đá làm vật liệu xây dựng thông thường còn thấp, chưa khuyến khích sử dụng vật liệu khác thay thế các khoáng sản này. Từ năm 2011 đến nay, chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 42%, lương cơ bản tăng khoảng 80%. Từ năm 2016 đến nay, giá tối đa tính thuế tài nguyên đối với cát đen tăng 100%.

Do vậy, để hạn chế khai thác manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả; khuyến khích sử dụng vật liệu khác thay khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh tăng Khung mức phí đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo hướng: Mức phí tối thiểu bằng mức phí tối đa hiện hành. Mức phí tối đa bằng 200% mức phí tối đa hiện hành.

Bổ sung quy định các trường hợp được miễn phí

Bộ Tài chính cho biết, việc khai thác khoáng sản phát sinh khối lượng lớn đất đá bốc xúc, nếu bỏ đi sẽ gây ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng khối lượng đất đá này là một trong những giải pháp tốt nhất để cải tạo, phục hồi môi trường; giảm tác động xấu đến môi trường, tránh khai thác đất đá ở nơi khác để cải tạo, phục hồi môi trường; giảm chi phí và phù hợp xu hướng kinh tế tuần hoàn.

Do vậy, nhằm khuyến khích tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản sử dụng đất đá bốc xúc thải ra để cải tạo, phục hồi môi trường, Bộ Tài chính đề xuất quy định miễn thu phí đối với việc sử dụng đất đá bốc xúc để cải tạo, phục hồi môi trường và bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5. Các trường hợp miễn phí

1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó.

2. Tổ chức, cá nhân khai thác đất đá để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự; phòng chống thiên tai, khắc phục thiên tai.

3. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản sử dụng đất, đá bốc xúc thải ra để cải tạo, phục hồi môi trường tại nơi khai thác theo phương án cải tạo phục hồi môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức, cá nhân tự khai và tự chịu trách nhiệm về số lượng đất, đá bốc xúc sử dụng cải tạo, phục hồi môi trường”.

Đặng Ngân

Theo

Cùng chuyên mục
  • Giải pháp cung cấp nguồn đất, đá xây dựng công trình

    (Xây dựng) – Thành phố Đà Nẵng đang cân đối nguồn đất san lấp, đá xây dựng để đảm bảo cung ứng, phục vụ nhu cầu xây dựng trên địa bàn, đặc biệt là dự án đường cao tốc phía Đông đoạn Hoà Liên – Tuý Loan và dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu.

  • Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024 sẽ khai mạc vào ngày 25/9

    (Xây dựng) – Được sự chỉ đạo, bảo trợ của Bộ Xây dựng và UBND Thành phố Hà Nội, Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024 lần thứ ba với chủ đề “Trang trí nội ngoại thất - Kiến trúc - Bất động sản & Vật liệu xây dựng” sẽ được diễn ra tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch & Xây dựng quốc gia từ ngày 25/9/2024 đến ngày 29/9/2024 do Trung tâm Thông tin, Bộ Xây dựng và Tập đoàn Tổ chức Triển lãm quốc tế xây dựng Vietbuild phối hợp tổ chức thực hiện.

  • Ninh Bình: Đóng cửa một phần mỏ đất sét tại xã Như Hoà

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Bình vừa có Quyết định 681/QĐ – UBND ngày 11/9/2024 về việc phê duyệt Đề án đóng cửa một phần diện tích mỏ đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch tại xã Như Hoà, huyện Kim Sơn.

  • Quế Sơn (Quảng Nam): Đề nghị đưa khu vực rộng 3ha vào danh mục dự án đầu tư để đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh đã có công văn đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, tổng hợp, tham mưu giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định đối với tờ trình đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp, xây dựng công trình để đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Quế Sơn tại xã Quế Xuân 2 với diện tích hơn 3ha.

  • Gia Lai triển khai giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Công văn số 3232/VP-KTTH, triển khai các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng trên địa bàn, góp phần ổn định kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội theo Chỉ thị 28/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

  • Đón đầu xu hướng thẩm mỹ - Đại Tân ra mắt 4 màu sơn mới

    (Xây dựng) - Mới đây, Đại Tân - thương hiệu thuộc Công ty An Lập Phát vừa ra mắt 4 màu sơn mới. Đây không chỉ là bước tiến mới trong việc giúp khách hàng đa dạng hóa lựa chọn mà còn thể hiện sự nhạy bén của Đại Tân trong việc nắm bắt xu hướng hiện đại.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load