Thứ tư 13/11/2024 18:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Đà Nẵng: Ai chịu trách nhiệm về thiệt hại trong vụ hủy kết quả thầu dự án nhà máy nước Hòa Liên

09:28 | 16/02/2020

(Xây dựng) - Tính từ ngày 15/10/2019 khi Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình DD&CN tiến hành ký hợp đồng thực hiện gói thầu Thiết kế, cung cấp thiết bị và xây lắp công trình thuộc dự án nhà máy nước Hòa Liên (EPC) với các nhà thầu có giá trị trúng thầu 1.031.333.945.323 đồng, đến ngày tổ chức họp công bố hủy kết quả thầu (ngày 16/01/2020) là thời gian đã trải qua 03 tháng. Những thiệt hại từ việc hủy kết quả thầu đột ngột này quả là một con số không nhỏ mà hiện nay các nhà thầu đang gánh phải.

da nang ai chiu trach nhiem ve thiet hai trong vu huy ket qua thau du an nha may nuoc hoa lien

Theo chúng tôi được biết, đơn xin cứu xét khẩn cấp này đã được các nhà thầu gửi lên Thành ủy, UBND thành phố Đà Nẵng sau khi Ban quản lý dự án thông báo hủy kết quả trúng thầu. Thế nhưng đã 01 tháng trôi qua, các cấp chính quyền Đà Nẵng vẫn im lặng chưa có phản hồi nào cho các nhà thầu.

Theo tiến độ hợp đồng được ký kết thì gói thầu thực hiện trong thời gian 450 ngày. Ngay sau khi hợp đồng được ký kết, Ban quản lý dự án đã yêu cầu các nhà thầu phải hoàn thành công tác thiết kế trước ngày 30/11/2019. Chính vì thế, sau khi ký hợp đồng các nhà thầu đã tập trung mọi nhân lực, nguồn lực tài chính để triển khai công việc nhằm đảm bảo thi công đúng theo hợp đồng đã được ký kết.

Thế nhưng sau 03 tháng triển khai việc đột nhiên dừng lại đã dẫn đến thiệt hại lớn cho các nhà thầu. Đơn cử như trong hạng mục thiết kế có giá trị là 12 tỷ đồng, đến nay đã hoàn thành xong chuẩn bị trình cho Ban quản lý dự án nhưng giờ hủy đột ngột thì ai chịu trách nhiệm thanh toán phần này. Một số nhà thầu khác đã triển khai việc thuê mặt bằng, mua vật liệu chuẩn bị tập kết tại dự án để triển khai thi công.

Các thiệt hại khác về nguồn nhân lực, tài chính để bảo lãnh thầu, bảo lãnh hợp đồng, lãi vay ngân hàng của các nhà thầu tham gia gói thầu trên. Chưa kể trong thời gian tập trung thực hiện gói thầu này, các nhà thầu hầu như bỏ hết cơ hội tham gia ở những dự án khác và việc làm ở những địa phương khác. Hiện nay các nhà thầu như đang ngồi trên đống lửa trước những thiệt hại lớn mà lỗi không phải do họ gây ra.

Nếu như Ban Quản lý dự án ra quyết định hủy kết quả trúng thầu này thì liệu Ban có chịu trách nhiệm trước những thiệt hại mà các nhà thầu đã bỏ ra ở thời điểm này hay không? Khi sự việc đúng sai chưa có hồi kết.

Đồng thời việc này cũng đã đặt ra sự nghi ngại, có hay không việc cố tình đưa ra lý do hồ sơ trúng thầu không hợp pháp để hủy kết quả đấu thầu trên nhằm loại bỏ các nhà thầu này. Cần được các cơ quan chức năng làm rõ để đảm bảo quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho các nhà thầu.

Được biết, trong Luật Đấu thầu 2013 và các Nghị định hướng dẫn đã được ban hành cũng đã quy định rõ hành vi bị cấm trong đấu thầu. Tại Điều 89, quy định, các hành vi bị cấm trong đấu thầu: Lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu. Cản trở, bao gồm các hành vi sau: Hủy loại, lừa dôi, thay đổi, che dấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật, đe dọa, quấy rối hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán. Các hành vi cản trở đối với nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

Đại Tường

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load