Thứ năm 07/11/2024 21:32 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Chùa Long Sơn – không gian thiền tịnh giữa lòng phố biển

09:32 | 21/06/2021

(Xây dựng) - Chùa Long Sơn là một trong những ngôi chùa linh thiêng và lâu đời tại thành phố biển Nha Trang. Ngôi chùa sở hữu những bức tượng khổng lồ cùng khuôn viên rộng lớn và bình yên. Đến với chùa Long Sơn vào một chiều ở Nha Trang, bạn sẽ quên đi những bộn bề của cuộc sống.

chua long son khong gian thien tinh giua long pho bien
Bức tượng Kim Thân Phật Tổ với chiều cao tới 24m và đài sen cao 7m ở vị trí cao nhất trong chùa Long Sơn.

“Ai về viếng cảnh Khánh Hòa

Long Sơn nên ghé, chùa Bà đừng quên

Kim Thần Phật Tổ nhớ lên

Nhìn ông Phật trắng ngồi trên lưng trời.”

Chùa Long Sơn hay còn gọi là chùa Phật Trắng, toạ lạc dưới chân đồi Trại Thuỷ, là một trong những danh lam thắng cảnh hấp dẫn du khách đến Nha Trang. Với lối kiến trúc và điêu khắc đậm chất hiện đại. Nhưng chùa vẫn giữ được vẻ tĩnh mịch, uy nghiêm giữa thành phố náo nhiệt.

chua long son khong gian thien tinh giua long pho bien

Toàn cảnh chùa Long Sơn.

chua long son khong gian thien tinh giua long pho bien

Cổng chùa Long Sơn Nha Trang.

Lịch sử chùa Long Sơn Nha Trang

Chùa được xây dựng vào thế kỉ thứ 19 nằm trên đỉnh đồi Trại Thủy, với tên gọi đầu tiên là “Đằng Long Tự”. Trải qua dòng thời gian, và nhiều lần trùng tu, chùa chính thức đặt dưới chân đồi và đổi tên thành chùa Long Sơn.

Quy mô kiến trúc của chùa Long Sơn Nha Trang ngày nay là kết quả của lần trùng tu năm 1971. Trải qua hơn 100 năm, chùa Long Sơn đã trở thành một ngôi chùa lớn nhất ở tỉnh Khánh Hòa. Và cũng đã tạo nên một danh thắng, một điểm đến của tất cả mọi người.

Chùa Long Sơn Nha Trang tính đến nay đã trải qua 3 đời sư trụ trì. Đó là hòa thượng Thích Ngộ Chí, Thượng tọa Thích Chánh Hóa và Thượng tọa Thích Chí Tín. Trong đó, Hòa thượng Thích Ngộ Chí là người đầu tiên xây dựng lên ngôi chùa vào năm 1886.

chua long son khong gian thien tinh giua long pho bien
Một góc bình yên tại chùa với kiến trúc đậm nét Việt Nam.

Kiến trúc độc đáo và tôn nghiêm

Tổng diện tích chánh điện 1670m2, được thiết kế kiểu thoáng mát, bài trí tượng phật rất tôn nghiêm. Chính giữa thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp, tất cả tượng Phật nơi đây đều được làm bằng đồng, nặng 700kg và cao 1,6m. Hai bên là các vị phù Điêu Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chi. Đây cũng là nơi hành lễ và tổ chức các nghi lễ vào ngày trọng đại hay mùng 1, 15 âm lịch mỗi tháng.

Trước chánh điện là các bàn thờ tượng Thích Ca Mâu Ni, Bồ Tát Di Lặc và Bồ Tát Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn (nghìn mắt nghìn tay). Đặc biệt trong chùa Phật Trắng đang sở hữu cặp nến to kỷ lục Việt Nam do Thượng Tọa Thích Hiển Chơn tạo ra với cân nặng 900kg, cao 3,4m tại Chùa An Phú (Hồ Chí minh), và được cư sĩ Phạm Nhật Vũ cúng dường.

Để lên được hai bức tượng Phật lớn, từ sảnh chùa bạn sẽ phải đi qua 193 bậc tam cấp. Không gian xung quanh các bậc tam cấp này rất nhiều cây cối và mát mẻ. Vừa đi Phật tử vừa có thể thư thái ngắm cảnh, nghe tiếng chuông chùa.

chua long son khong gian thien tinh giua long pho bien
Để chiêm bái hai bức tượng Phật bạn phải vượt qua 193 bậc tam cấp chùa Long Sơn.

Bức tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn nằm ở bậc thứ 44 của bậc tam cấp. Bức tượngđược làm hoàn toàn từ đá hoa cương. Tổng chiều dài bức tượng là 17m với chiều cao là 5m. Phía sau bức tượng là bức phù điêu tượng trưng cho 49 đệ tử của Đức Phật hội tụ trong ngày ngài nhập diệt.

chua long son khong gian thien tinh giua long pho bien
Bức tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn.

Sau đó đi thêm khoảng 10 cấp nữa bạn sẽ đến với Đại Hồng chung – tức là tháp chuông. Đại Hồng chung cao 2,2m và nặng tới 1,5 tấn. Đây là món quà do Phật tử ở Huế cúng dường nhà chùa vào năm 2002.

chua long son khong gian thien tinh giua long pho bien
Tháp chuông 1,5 tấn trong khuôn viên chùa.

Và điểm đến cuối cùng của 193 bậc tam cấp chính là bức tượng Kim Thân Phật Tổ đang ngồi thuyết pháp đầy uy nghiêm.Vượt qua 193 bậc tam cấp tượng trưng như con đường đưa Phật tử chánh đạo giác ngộ. Tức là phải vượt qua khổ ải, có niềm tin vào Phật pháp thì mới có cơ duyên gặp những điều tốt đẹp và nhận được sự dẫn dắt của nhà Phật.

chua long son khong gian thien tinh giua long pho bien
Quang cảnh tại sân chùa Long Sơn.

Chùa Long Sơn Nha Trang không chỉ là nơi chiêm bái Phật mà còn là nơi nhiều người tìm về sau những ngày mỏi mệt. Nếu có dịp đi du lịch Nha Trang, hãy dành cho mình ít phút để chìm đắm trong không gian thanh tịnh bậc nhất này nhé.

Hoàng Sơn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load