Thứ sáu 08/11/2024 01:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Chảy đi sông trăng - Ca khúc về bảo vệ môi trường

23:15 | 05/06/2023

(Xây dựng) - Nhân ngày Môi trường thế giới 5/6/2023, nhà báo Tào Khánh Hưng - Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng đã sáng tác ca khúc có nhan đề “Chảy đi sông trăng”. Ca khúc gây chú ý người nghe bởi ca từ mộc mạc, giai điệu trữ tình quê hương truyền đi một thông điệp “Chúng ta luôn ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên giữ sạch nguồn nước các dòng sông”.

Chảy đi sông trăng - Ca khúc về bảo vệ môi trường
Sông Đáy – Sông lụa sông trăng bây giờ ô nhiễm nặng.

Thủa nhỏ Tào Khánh Hưng ở quê, học hết cấp 3 mới vào ngành Xây dựng. Ngôi nhà nơi Hưng sinh ra và lớn lên không xa dòng sông Đáy - Ninh Giang xưa. Chỗ ấy có một doi cát mịn sông chảy chậm, bên dưới nước quần tụ nhiều tôm, cá.

Tôi cũng từng nhiều năm mò trai, bắt hến và tắm trên dòng sông quê này. Tuổi 9, 10 tập bơi sông chắc Tào Khánh Hưng cũng phải cho chuồn chuồn cắn rốn mấy lần.

“Ơi con sông vơi đầy kỷ niệm

Tắm mát tuổi thơ ta tháng năm”

Đêm trăng vàng Tào Khánh Hưng tuổi 17, còn ra sông gánh nước, gánh cả ánh trăng về. Sáng trăng vàng hay ánh trăng xanh mộng mơ.

Vành vạnh một vầng trăng quê; nơi bến sông, con đò.

“Sông lụa mơ màng đêm trăng

Mênh mang câu hò, bồng bềnh sóng nước”

Thơ về dòng sông thì nhiều. Nhà thơ Tế Hanh có “Nhớ con sông quê hương” với bao kỷ niệm nhớ nhung xa cách.

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc... con đò bờ tre …”.

Con sông trong ca khúc của Tào Khánh Hưng cũng thơ mộng “Sông lụa mơ màng” ngoài nỗi nhớ, kỷ niệm đêm trăng, tiếng gõ thuyền chài xua cá vào lưới đã vắng từ lâu.

Chảy đi sông trăng - Ca khúc về bảo vệ môi trường
Nhà báo Tào Khánh Hưng – Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng và tác giả bài báo Lê Tuấn Hiến.

“Chảy đi em con sông yêu thương

Trả lại cho ta tiếng gõ thuyền chài năm ấy

Của nhà ai thả lưới cá đêm

Trả lại cho ta sông lụa, sông trăng”.

Câu hát day dứt, tắc nghẹn khi nói về con sông đen, ô nhiễm nặng bây giờ. Sông cũng như con người khổ đau giận dữ. Tào Khánh Hưng đã dùng phương pháp nhân cách hóa con sông như con người. Gọi con sông “Chảy đi em”, “thở than, giận dữ”.

“Một dòng đen, sông thở than giận dữ

Không còn tôm, cá lượn chiều nay”.

Tác giả gióng lên tiếng chuông báo động, cứu lấy dòng sông đang hấp hối. Chúng ta sinh ra bên những dòng sông, theo dòng sông mà lập nghiệp, mà làm nên bao kỳ tích anh hùng.

“Lòng quặn đau sông đang hấp hối

Dang rộng tay ta ôm sông vào lòng”.

Sông trăng, sông lụa thấm vào tâm hồn tuổi học trò, kỷ niệm không phải trong ký ức của nhà báo Tào Khánh Hưng đi qua nhiều dòng sông. Mà các dòng sông phía Bắc đa phần ô nhiễm nặng. Nhà báo viết bài về môi trường đã khó, viết bài về cải tạo các dòng sông ô nhiễm còn khó hơn.

Mấy cái hố ga thu nước ở Thủ đô cải tiến, cải lui ngày càng bé, cần nới cho giống ngày xưa còn khó. Thế mà bây giờ cải tạo những dòng sông! Vậy mà nhà báo Tào Khánh Hưng làm ca khúc và hát lên khúc đầu êm dịu, khúc sau nhói đau.

Ca khúc đi vào lòng người, thức tỉnh nhiều người. Không biết các nhà quản lý môi trường có ghé tai nghe ca khúc không? Thế nhưng với tâm hồn nghệ sỹ bay bổng Tào Khánh Hưng - Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng vẫn dào dạt cảm xúc.

“Dòng sông Đáy quê em

Sông Trăng hay sông Lụa” - (Đoàn Bổng)

Tuy con sông giờ không còn được như thế nữa, vẫn chờ và hy vọng ngày mai sẽ khác. Đã có một số tỉnh bàn bảo vệ môi trường sông Cầu và nghe đâu đang có dự án cải tạo sông Tô Lịch, sông Nhuệ và sông Đáy.

Trăng có thể treo trên dòng sông ô nhiễm; nhưng ánh trăng vàng - cái tâm vàng soi vào tâm hồn nhạc sỹ những ca từ lai láng chất thơ. Trả lại dòng sông đâu dễ? Dự án nào? Bao giờ bắt đầu?

“Dang rộng tay ta ôm sông vào lòng

Yêu thương em - sông lụa, sông trăng”

Nhưng vì trường tồn và phát triển của đất nước Việt Nam, chúng ta phải luôn có ý thức bảo vệ môi trường, nỗ lực mà làm cho các dòng sông sạch trở lại như thủa ban đầu bao lưu luyến.

Trong veo mùa Thu, mát rượi mùa Hè. Bài hát như một dòng tâm tư, nỗi niềm day dứt, nỗi đau, niềm thương con sông. Môi trường sống của hôm nay mai sau.

Ca khúc nhắc nhở chúng ta nhiều điều. Hãy chung tay bảo vệ các dòng sông thơ mộng quê hương. Dòng sông và sự trường tồn của dân tộc. Sông thì cứ chảy, người thì cứ đi; nhưng chảy như thế nào? Hãy để cho mai sau những dòng sông Trăng, sông Lụa.

Cảm ơn nhà báo Tào Khánh Hưng đã sáng tác một ca khúc thức tỉnh lòng người “Chảy đi sông trăng”. Và càng ý nghĩa hơn khi nó được ra mắt công chúng đúng ngày Môi trường thế giới 5/6/2023. Được biết, đây là món quà nhà báo Tào Khánh Hưng tặng tân Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Đặng Quốc Khánh.

Tôi viết những dòng này sau khi nghe bài hát “Chảy đi sông trăng“ của nhà báo Tào Khánh Hưng qua ca sỹ Trường Lâm - một giọng ca đầy nội lực đã thể hiện khá hay và hút người nghe.

“Một ngày mới đang bắt đầu

Dòng đời đang hối hả

Dòng sông Đáy quê tôi đang chậm dần…”.

Lê Tuấn Hiến

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load