Chủ nhật 10/11/2024 12:03 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Cần hiểu đúng về trùng tu biệt thự Pháp cổ số 49 Trần Hưng Đạo

18:57 | 17/04/2023

(Xây dựng) – Trong những ngày qua, dư luận đã có những phản ứng trái chiều về dự án trùng tu biệt thự có kiến trúc Pháp cổ ở số 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài với kinh phí hơn 14 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đều khẳng định hầu hết mọi người đều chưa hiểu đúng về dự án trùng tu lần này.

Cần hiểu đúng về trùng tu biệt thự Pháp cổ số 49 Trần Hưng Đạo
Biệt thự có kiến trúc Pháp cổ ở số 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài trước khi trùng tu.

Tôn trọng nguyên tắc bảo tồn nguyên gốc

Dự án bảo tồn, sửa chữa, chống xuống cấp Nhà biệt thự số 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài tại quận Hoàn Kiếm được khởi công từ ngày 27/04/2022. Đây là một trong những công trình được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XX vẫn còn giữ nguyên được nhiều giá trị kiến trúc.

Sau gần 1 năm thực hiện, đến nay dự án đang đi vào giai đoạn hoàn thiện nhưng dư luận đã phản ứng khá gay gắt về màu vôi mới và mức kinh phí hơn 14 tỷ đồng. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng quá trình trùng tu còn chưa hoàn tất nên chưa thể đánh giá vội vàng.

Trước hết, giải thích về các nguyên tắc trùng tu công trình lần này, ông Emmanuel Cerise - đại diện vùng Ile-de-France tại Việt Nam, Giám đốc Cơ quan Hợp tác quốc tế vùng Ile-de-France tại Việt Nam, chuyên gia hỗ trợ chuyên môn cho dự án trùng tu biệt thự 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài cho biết: “Khi thực hiện dự án trùng tu, chúng tôi phải đảm bảo rất nhiều vấn đề về mặt kỹ thuật, kết cấu, nguyên vật liệu, lựa chọn làm sao cho phù hợp, hài hòa và đúng nguyên tắc bảo tồn. Lựa chọn màu vôi chỉ là chi tiết rất nhỏ nhưng lại là điều mà dư luận quan tâm nhất. Trong khi đó, quá trình tu bổ công trình đã có nhiều vấn đề khác phức tạp hơn”.

Ông Cerise chia sẻ: Biệt thự ở số 49 Trần Hưng Đạo được xây dựng vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và là công trình do tư nhân quản lý, sử dụng nên gần như không có hồ sơ lưu trữ. Chính vì thế, trong quá trình tìm hiểu đặc điểm công trình, các chuyên gia đã dựa trên nghiên cứu mang tính chất đánh giá hiện trạng và thám sát vật liệu công trình.

“Trong quá trình thám sát các lớp vữa phủ bên ngoài, chúng tôi may mắn tìm được lớp vữa gốc là có gam màu đang được quét như hiện nay. Sau gần 100 năm, lớp màu đó đã có những thay đổi nhất định nhưng chúng tôi đã dựa vào một số bức ảnh cũ chụp về Hà Nội (ảnh màu đầu tiên về Hà Nội) để áp dụng cho việc trùng tư dự án này.

Nếu chúng tôi cố tình làm màu nhạt đi thì nó sẽ trông có vẻ nhuốm màu thời gian và được mọi người đồng thuận hơn, nhưng đó không phải là cách bảo tồn thật sự. Chúng ta phải tôn trọng đặc điểm gốc như khi biệt thự mới được xây dựng, còn làm cho nó nhạt nhòa đi thì rất nhanh sau đó màu sắc ấy sẽ không còn là màu của công trình nữa”.

Theo Giám đốc Cơ quan Hợp tác quốc tế vùng Ile-de-France tại Việt Nam, nếu làm nhạt màu vôi thì sau một thời gian nữa, tác động của ánh nắng, mưa gió sẽ khiến màu nhạt tiếp và không còn giữ đúng đặc điểm của công trình. Do đó, đơn vị trùng tu có thể điều chỉnh màu vôi một chút nhưng về cơ bản sẽ không thay đổi gam màu gốc của công trình.

Ngoài ra, ông Emmanuel Cerise cũng khẳng định dự án đến thời điểm này là chưa hoàn thành nên chúng ta không nên coi đó là hình ảnh của công trình đã được trùng tu một cách hoàn thiện.

Cùng chung ý kiến với chuyên gia Pháp, TS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội cho biết, dự án trùng tu biệt thự số 49 Trần Hưng Đạo vẫn chưa hoàn thiện, còn nhiều hạng mục như sân, thềm chưa triển khai nên chưa thể đánh giá chính xác. Tông màu về cơ bản vẫn bám sát nguyên gốc, nhưng độ đậm nhạt có thể điều chỉnh.

TS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, việc dư luận có những ý kiến trái chiều khi trùng tu công trình kiến trúc là điều khó tránh khỏi. Trước đây, khi Hà Nội tu sửa Tháp Rùa, Ô Quan Chưởng hay sơn lại Nhà hát Lớn Hà Nội cũng có nhiều ý kiến tranh cãi. Công trình Nhà hát Lớn thậm chí còn phải sơn lại toàn bộ vì màu sơn đầu bị phản ứng là quá lòe loẹt. Tuy nhiên, các công trình này sau khi hoàn thiện, điều chỉnh thì đều khiến người dân hài lòng.

Chia sẻ về vấn đề này, KTS Hoàng Thúc Hào - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, điều quan trọng nhất khi trùng tu tôn tạo là tuân thủ nguyên mẫu cũ. Màu vôi không chỉ cần phù hợp với công trình mà còn phải phù hợp với không gian, cây cỏ xung quanh.

Cần hiểu đúng về trùng tu biệt thự Pháp cổ số 49 Trần Hưng Đạo
Màu vôi mới của biệt thự ở số 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài bị dư luận chê không phù hợp với công trình gần 100 năm tuổi.

Kinh phí 14 tỷ đồng không quá lớn

Củng cố thêm quan điểm của Giám đốc Cơ quan Hợp tác quốc tế vùng Ile-de-France tại Việt Nam, ông Phạm Tuấn Long - Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm khẳng định nguyên tắc bảo tồn nguyên gốc được đưa lên hàng đầu: “Trong quá trình tu bổ, chúng tôi đã phát hiện màu vôi đầu tiên của công trình. Với nguyên tắc bảo tồn, công trình này được hoàn chỉnh bằng lớp vữa chát tam hợp gồm cát, vôi và xi măng. Chất liệu đưa ra màu hiện nay có nguồn gốc vôi, đảm bảo tính đồng nhất về mặt vật liệu”.

Giải thích về kinh phí trùng tu dự án, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, kinh phí 14 tỷ đồng được lấy từ nguồn ngân sách của quận. Số tiền này chỉ dành cho việc trùng tu dự án, còn kinh phí cho nội thất bên trong công trình đang tiếp tục được tính toán. Nguồn kinh phí này được duyệt trong định mức cho phép. Ngoài ra, trong hơn 1 năm qua, phía Pháp đã chi trả toàn bộ kinh phí cho các chuyên gia người Pháp tham gia quá trình đánh giá và tu bổ.

Cá nhân ông Emmannuel Cerise cũng nói rằng, số tiền 14 tỷ đồng không phải là quá lớn bởi việc trùng tu một biệt thự cổ đúng với nguyên gốc rất kỳ công. Số tiền này cũng không thể xây được một biệt thự đúng như công trình gốc sau trùng tu, dù nó đắt đỏ so với xây một biệt thự giả cổ mới.

Dịch Phong

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

    08:50 | 06/11/2024
  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

    15:57 | 05/11/2024
  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

    10:08 | 05/11/2024
  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

    11:20 | 04/11/2024
  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

    14:21 | 03/11/2024
  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

    10:12 | 03/11/2024
  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

    09:29 | 03/11/2024
  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

    09:16 | 03/11/2024
  • Hội chợ Ấn Độ 2024 - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ

    (Xây dựng) – Ngày 2/11, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội đã tổ chức "Hội chợ Ấn Độ - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ" tại khuôn viên Đại sứ quán. Lễ hội nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ văn hóa trong cộng đồng người Ấn Độ, quảng bá về Ấn Độ đến cộng đồng người Việt Nam và tôn vinh tình hữu nghị truyền thống sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

    19:01 | 02/11/2024
  • Nhớ về một thời lịch sử hào hùng trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

    (Xây dựng) – Ngày 1/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón khách. Bảo tàng tái hiện lại một thời lịch sử huy hoàng của dân tộc đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, đặc biệt là các cựu chiến binh đã có công với cách mạng.

    18:49 | 02/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load