(Xây dựng) – Đơn vị xây dựng của bà Lâm Thị Thảo (Hà Nội) gặp vướng mắc trong quá trình áp dụng định mức xây dựng và xác định chi phí thiết kế cho công trình sửa chữa hư hỏng nền, mặt đường và hệ thống thoát nước trên Quốc lộ 47 (Thanh Hóa), công trình thiết kế 2 bước. Đơn vị xây dựng hỏi và xin ý kiến trả lời của Bộ Xây dựng.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet). |
Ban đầu, đơn vị xây dựng xác định hệ số điều chỉnh định mức chi phí thiết kế (k) theo Mục 5.1 Mục 5 Phần II Phụ lục số 2 định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (ban hành kèm theo Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng). Đơn vị thắc mắc, chi phí thiết kế bản vẽ thi công bà áp dụng hệ số k = 1,1 có đúng không?
Về áp dụng định mức đối với công tác lu lèn lại đường cũ, sau khi đã đào bỏ hết phần mặt đường bê tông nhựa (bên dưới là nền đường): Sau khi đào bỏ kết cấu mặt đường có công tác lu lèn lại, đơn vị xây dựng hỏi, sẽ vận dụng định mức đắp đất nền đường bằng máy lu bánh thép (mã hiệu AB.64000) hay định mức lu lèn lại mặt đường cũ đã cày phá (mã hiệu AD.25121)?
Vì cán bộ thẩm tra có ý kiến khác, gọi là lu lèn lại phần nền đường, nên không đồng ý cho đơn vị bà Thảo áp dụng mã hiệu AD.25121.
Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:
Mục 5.1 Phần II Phụ lục 2 Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định về việc điều chỉnh định mức chi phí thiết kế xây dựng.
Đơn vị tư vấn thiết kế căn cứ vào hồ sơ thiết kế và quy định nêu trên để áp dụng cho phù hợp.
Ngày 31/8/2021, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 12/2021/TT BXD về định mức xây dựng, theo đó, mã hiệu định mức AD.25100 quy định cho công tác cày xới mặt đường cũ, lu lèn mặt đường cũ sau cày phá.
Do đó, đơn vị tư vấn căn cứ thành phần công việc, điều kiện thi công thực tế để áp dụng định mức cho phù hợp.
Thảo Phương
Theo