Thứ sáu 20/09/2024 11:02 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Cách mạng công nghiệp 4.0: Ngành công nghiệp sản xuất VLXD cần làm gì?

13:35 | 27/09/2022

(Xây dựng) - Sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) là một ngành công nghiệp, đối với đa số sản phẩm VLXD, quá trình sản xuất gồm các công đoạn từ: Khai thác nguyên liệu, gia công và đồng nhất nguyên liệu, chế tạo sản phẩm… Ngoài sản xuất, DN cần mua vật tư, phụ tùng phục vụ sản xuất, bảo trì, sửa chữa thiết bị, thực hiện việc vận chuyển (logistic), bán hàng... Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành công nghiệp sản xuất VLXD cần tập trung chuyển đổi số và áp dụng thành tựu công nghệ trong các DN VLXD để tối ưu hoá sản xuất và các công đoạn liên quan, nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất.

cach mang cong nghiep 40 nganh cong nghiep san xuat vlxd can lam gi
Tối ưu hóa các quá trình công nghệ sản xuất VLXD để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí sản xuất.

Chuyển đổi số là tất yếu

Ngành công nghiệp VLXD đang giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp 6,5 - 7% vào GDP của Việt Nam. Do quá trình phát triển kết cấu hạ tầng của nước ta vẫn tiếp tục trong vài chục năm nữa nên xây dựng và VLXD có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn tới.

Hiện nay, hầu hết các sản phẩm VLXD chủ yếu của Việt Nam đều tham gia xuất khẩu, vì vậy, hội nhập là nhu cầu bắt buộc đối với ngành sản xuất VLXD. Trước đây, tính cạnh tranh của VLXD chỉ thể hiện ở chất lượng và giá bán. Ngày nay, người mua hàng quan tâm đến cả trình độ sản xuất, sự phát thải ô nhiễm trong quá trình sản xuất, điều kiện lao động và trình độ quản lý của đơn vị sản xuất. Vì vậy, các DN sản xuất, xuất khẩu VLXD cần quan tâm đến cả những yếu tố này để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm VLXD, các DN sản xuất VLXD cần áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Một trong những việc không thể thiếu khi áp dụng I4 là chuyển đổi số. Nếu không chuyển đổi số, không thể thực hiện được bất kỳ nội dung nào trong I4.

Chính phủ Việt Nam đã có “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 03/6/2020. Theo Chương trình này, “Chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp theo hướng chú trọng phát triển các trụ cột: Xây dựng chiến lược và cơ cấu tổ chức thông minh, xây dựng nhà máy thông minh, vận hành thông minh, tạo ra các sản phẩm thông minh, xây dựng dịch vụ về dữ liệu và phát triển kỹ năng số cho người lao động” là một trong 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi.

Chuyển đổi số là việc chuyển toàn bộ các thông tin, dữ liệu liên quan đến DN, từ khai thác mỏ, cung ứng vật tư, phụ tùng, sản xuất, logistic, bán hàng, quản lý, điều hành, công tác lập kế hoạch, tổ chức, nhân sự… thành các tín hiệu số để máy tính có thể đọc được, lưu trữ, quản lý, xử lý, chuyển từ nơi này đến nơi khác thông qua kết nối internet (IoT). Chuyển đổi số là nền tảng, tạo ra “nguyên liệu” cho tất cả các công việc tiếp theo của I4. Nếu không có chuyển đổi số, sẽ không có cách mạng công nghiệp 4.0.

Nội dung chuyển đổi số của DN sản xuất VLXD, bao gồm việc chuyển đổi số của 5 khâu. Mỗi khâu lại bao gồm rất nhiều nội dung khác nhau. Các dữ liệu được số hóa sẽ sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Mỏ nguyên liệu, cần số hóa các dữ liệu: Trữ lượng mỏ, chất lượng mỏ theo lưới khoan địa chất, tình hình khai thác (biến đổi trữ lượng, chất lượng theo thời gian), điều kiện khai thác… Các dữ liệu này được sử dụng để mô hình hóa mỏ nguyên liệu phục vụ công tác khai thác, sử dụng tối ưu nguyên liệu, dự báo nguyên liệu và lập kế hoạch nguyên liệu cho DN.

Dây chuyền công nghệ sản xuất, cần số hóa các dữ liệu: Danh mục thiết bị kèm theo quy cách, sơ đồ công nghệ, các thông số vận hành, năng suất, chất lượng sản phẩm và bán sản phẩm của từng công đoạn sản xuất, tình trạng chất lượng thiết bị, dây chuyền sản xuất, thời gian dừng kỹ thuật, sự cố… Dữ liệu này được sử dụng để tối ưu hóa các thông số vận hành, dự báo bảo trì, tiết kiệm năng lượng, chi phí nhân công, lập kế hoạch cung cấp phụ tùng thay thế.

Cung ứng vật tư, phụ tùng phục vụ sản xuất, cần số hóa các dữ liệu: Danh mục vật tư, phụ tùng thay thế, kèm theo các đặc tính kỹ thuật, nguồn cung cấp, tần suất cung cấp, giá… Các dữ liệu này được sử dụng để xác định kế hoạch và tối ưu hóa khâu cung cấp vật tư, thiết bị.

Logistic, cần số hóa các dữ liệu về: Phương tiện, kho bãi, các bến xuất, nhập, vị trí phương tiện, khối lượng hàng hóa, điều kiện tự nhiên có liên quan… Các dữ liệu này được sử dụng để tối ưu hóa khâu logistic.

cach mang cong nghiep 40 nganh cong nghiep san xuat vlxd can lam gi
Ngành công nghiệp VLXD đang giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Khách hàng, cần số hóa: Toàn bộ các thông tin về thị trường, khách hàng, các ý kiến phản ánh của khách hàng, nhu cầu của khách hàng... Các dữ liệu này được sử dụng để: Mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, thay đổi sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường, thay đổi công nghệ sản xuất…

Áp dụng thành tựu công nghệ công nghiệp 4.0

Trên cơ sở chuyển đổi số, DN sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích, tối ưu hóa các khâu, chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ các khâu sản xuất, kinh doanh sang hoạt động ở chế độ tự động hóa. Tùy vào điều kiện của từng DN, quá trình chuyển đổi số sẽ được thực hiện theo hình thức, nội dung và cấp độ khác nhau.

Có thể nêu một số nội dung cụ thể đối với việc áp dụng I4 trong các DN VLXD như sau: Tối ưu hóa các quá trình công nghệ sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí sản xuất. Tối ưu hóa việc tổ chức DN và sử dụng nguồn nhân lực. Thực hiện các kết nối ngang và kết nối dọc qua mạng internet để quản lý DN và lập kế hoạch tổ chức, nhân sự, sản xuất, bán hàng... Cải tiến, đổi mới hệ thống thiết bị công nghệ để thu thập các dữ liệu về công nghệ và tình trạng thiết bị phục vụ cho việc tối ưu hóa vận hành và dự báo bảo trì. Số hóa công tác logistic. Mô hình hóa và áp dụng công nghệ thực tế ảo phục công tác sản xuất, bảo trì, sửa chữa, kiểm soát môi trường. Trang bị robot thế hệ mới cho các công đoạn sản xuất, vận chuyển. Triển khai IoT trong nội bộ DN và nối mạng với các khách hàng, đối tác.

PGS.TS. Lương Đức Long

Theo

Cùng chuyên mục
  • Chiến lược chinh phục thị trường sơn Việt: Nhất chất lượng, nhì sát cánh cùng đại lý

    (Xây dựng) - Có mặt tại Việt Nam từ năm 1994, Maxilite từ Dulux đã trở thành thương hiệu sơn gắn liền với nhiều thế hệ thầu thợ và hàng triệu gia đình Việt. Trong hành trình ba thập kỷ đó, dấu ấn của thương hiệu không chỉ nằm ở những sản phẩm chất lượng mà còn ở hành trình đồng hành cùng các đại lý, từ đó tạo dựng nên một cái tên dẫn đầu trong phân khúc sơn trung cấp tại thị trường Việt Nam.

  • Giải pháp cung cấp nguồn đất, đá xây dựng công trình

    (Xây dựng) – Thành phố Đà Nẵng đang cân đối nguồn đất san lấp, đá xây dựng để đảm bảo cung ứng, phục vụ nhu cầu xây dựng trên địa bàn, đặc biệt là dự án đường cao tốc phía Đông đoạn Hoà Liên – Tuý Loan và dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu.

  • Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024 sẽ khai mạc vào ngày 25/9

    (Xây dựng) – Được sự chỉ đạo, bảo trợ của Bộ Xây dựng và UBND Thành phố Hà Nội, Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024 lần thứ ba với chủ đề “Trang trí nội ngoại thất - Kiến trúc - Bất động sản & Vật liệu xây dựng” sẽ được diễn ra tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch & Xây dựng quốc gia từ ngày 25/9/2024 đến ngày 29/9/2024 do Trung tâm Thông tin, Bộ Xây dựng và Tập đoàn Tổ chức Triển lãm quốc tế xây dựng Vietbuild phối hợp tổ chức thực hiện.

  • Ninh Bình: Đóng cửa một phần mỏ đất sét tại xã Như Hoà

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Bình vừa có Quyết định 681/QĐ – UBND ngày 11/9/2024 về việc phê duyệt Đề án đóng cửa một phần diện tích mỏ đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch tại xã Như Hoà, huyện Kim Sơn.

  • Quế Sơn (Quảng Nam): Đề nghị đưa khu vực rộng 3ha vào danh mục dự án đầu tư để đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh đã có công văn đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, tổng hợp, tham mưu giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định đối với tờ trình đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp, xây dựng công trình để đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Quế Sơn tại xã Quế Xuân 2 với diện tích hơn 3ha.

  • Gia Lai triển khai giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Công văn số 3232/VP-KTTH, triển khai các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng trên địa bàn, góp phần ổn định kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội theo Chỉ thị 28/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load