Thứ sáu 20/09/2024 18:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Các mục tiêu phát triển của ngành VLXD được nêu trong Đề án Chiến lược VLXD Việt Nam

16:36 | 13/11/2020

(Xây dựng) – Đề án Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, định hướng đến năm 2050 đã nêu ra các mục tiêu tổng quát và cụ thể nhằm phát triển ngành Vật liệu xây dựng của nước ta trong thập kỷ tới.

tiet kiem nang luong bao ve moi truong va tiep can tieu chuan quoc te
Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đã nêu ra các mục tiêu phát triển cho ngành Vật liệu xây dựng của nước ta trong giai đoạn 2021 – 2030.

Ngày 18/8/2020, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định số 1266/QĐ–TTg phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, định hướng đến năm 2050.

Chiến lược lần này có 3 mục tiêu tổng quát chính. Một là phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đạt trình độ tiên tiến, hiện đại; sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước.

Hai là loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường. Ba là xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có tính cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế; hạn chế xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu là tài nguyên khoáng sản không tái tạo.

Ngoài ra, mỗi chủng loại vật liệu xây dựng lại có những mục tiêu cụ thể về đầu tư, công nghệ, khai thác sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, sản phẩm và xuất khẩu trong từng giai đoạn khác nhau. Mục tiêu chung là đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã và nâng cao chất lượng các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Để làm được điều này, các ngành cần phải áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến với mức tự động hóa cao nhằm đảm bảo sản phẩm đủ số lượng, chất lượng cao và ổn định. Trong khi đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất sẽ giúp đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể về tiêu hao nhiệt năng, điện năng và khí phát thải ra môi trường.

Bên cạnh đó, các ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng phải chú ý vấn đề khai thác sử dụng tài nguyên. Mục tiêu chung là khai thác tiết kiệm khoáng sản; tận thu phế thải làm nguyên liệu, nhiên liệu và phụ gia cho quá trình sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung công suất lớn và chuyên môn hóa từ khâu khai thác đến gia công chế biến sản phẩm.

Mục tiêu bảo vệ môi trường cũng rất quan trọng. Tất cả các ngành sản xuất vật liệu xây dựng đều phải có hệ thống xử lý chất thải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường, đặc biệt là hệ thống quan trắc nước thải, khí thải, nồng độ bụi và kết nối trực tuyến với cơ quan quản lý môi trường tại địa phương. Riêng cát và đá xây dựng phải tiến hành cải tạo phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật trong khai thác, chế biến khoáng sản.

Mục tiêu cụ thể của từng ngành

Tính đến năm 2025, tổng công suất thiết kế các nhà máy sản xuất xi măng không vượt quá 125 triệu tấn/năm; gạch gốm ốp lát không quá 850 triệu m2/năm; sứ vệ sinh không vượt quá 30 triệu sản phẩm/năm; kính xây dựng không quá 350 triệu m2 quy tiêu chuẩn/năm; gạch đất sét nung không vượt quá 25 tỷ viên quy tiêu chuẩn/năm.

tiet kiem nang luong bao ve moi truong va tiep can tieu chuan quoc te
Nhiệm vụ bảo vệ môi trường đặc biệt quan trọng đối với mục tiêu phát triển của ngành Vật liệu xây dựng Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030.

Đến năm 2030, tổng công suất thiết kế các nhà máy sản xuất xi măng không vượt quá 150 triệu tấn/năm; gạch gốm ốp lát không quá 950 triệu m2/năm; sứ vệ sinh không vượt quá 40 triệu sản phẩm/năm; kính xây dựng không quá 400 triệu m2 QTC/năm; gạch đất sét nung không vượt quá 30 tỷ viên quy tiêu chuẩn/năm.

Cũng trong giai đoạn 2021 – 2030, quy mô một cơ sở sản xuất đá ốp lát tự nhiên phải lớn hơn 20.000 m2/năm. Ngành vôi công nghiệp chỉ xem xét đầu tư lò có công suất lớn hơn 200 tấn vôi/ngày và đến năm 2030 phải đạt trình độ ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới.

Sản lượng vật liệu xây không nung cần gia tăng tỷ trọng so với tổng lượng gạch xây khoảng 35 - 40% vào năm 2025 và 40 - 45% vào năm 2030. Nhưng việc sử dụng cát tự nhiên trong xây dựng cần hạn chế tối đa. Thay vào đó là nâng cao tỷ lệ sử dụng cát nghiền, cát tái chế từ phế thải công nghiệp, xây dựng và cát nước lợ lên tối thiểu 60% tổng lượng cát dùng trong xây dựng.

Đối với vật liệu lợp, cần khuyến khích đầu tư sản xuất vật liệu lợp thông minh, tiết kiệm năng lượng, an toàn với sức khỏe, thân thiện môi trường và bền trong môi trường biển đảo. Ngành đá xây dựng cần sắp xếp lại các cơ sở khai thác, chế biến đá có quy mô nhỏ và không đầu tư các dự án sản xuất đá các vị trí trọng yếu như chân sườn đồi, núi, dọc theo các tuyến đường quốc lộ, các khu vực ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng…

tiet kiem nang luong bao ve moi truong va tiep can tieu chuan quoc te
Ngành Vật liệu xây dựng Việt Nam cần sản xuất các sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế để hướng đến mục tiêu xuất khẩu.

Trong khi đó, ngành bê tông cần tiếp tục đầu tư các trạm trộn bê tông thương phẩm thay thế chế tạo bê tông thủ công và đẩy mạnh đầu tư các nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông các loại (bê tông nhẹ, bê tông phục vụ công trình ven biển và hải đảo...) để phục vụ nhu cầu trong nước và có thể xuất khẩu.

Hữu Mạnh (Ảnh: Internet)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Chiến lược chinh phục thị trường sơn Việt: Nhất chất lượng, nhì sát cánh cùng đại lý

    (Xây dựng) - Có mặt tại Việt Nam từ năm 1994, Maxilite từ Dulux đã trở thành thương hiệu sơn gắn liền với nhiều thế hệ thầu thợ và hàng triệu gia đình Việt. Trong hành trình ba thập kỷ đó, dấu ấn của thương hiệu không chỉ nằm ở những sản phẩm chất lượng mà còn ở hành trình đồng hành cùng các đại lý, từ đó tạo dựng nên một cái tên dẫn đầu trong phân khúc sơn trung cấp tại thị trường Việt Nam.

  • Giải pháp cung cấp nguồn đất, đá xây dựng công trình

    (Xây dựng) – Thành phố Đà Nẵng đang cân đối nguồn đất san lấp, đá xây dựng để đảm bảo cung ứng, phục vụ nhu cầu xây dựng trên địa bàn, đặc biệt là dự án đường cao tốc phía Đông đoạn Hoà Liên – Tuý Loan và dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu.

  • Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024 sẽ khai mạc vào ngày 25/9

    (Xây dựng) – Được sự chỉ đạo, bảo trợ của Bộ Xây dựng và UBND Thành phố Hà Nội, Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024 lần thứ ba với chủ đề “Trang trí nội ngoại thất - Kiến trúc - Bất động sản & Vật liệu xây dựng” sẽ được diễn ra tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch & Xây dựng quốc gia từ ngày 25/9/2024 đến ngày 29/9/2024 do Trung tâm Thông tin, Bộ Xây dựng và Tập đoàn Tổ chức Triển lãm quốc tế xây dựng Vietbuild phối hợp tổ chức thực hiện.

  • Ninh Bình: Đóng cửa một phần mỏ đất sét tại xã Như Hoà

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Bình vừa có Quyết định 681/QĐ – UBND ngày 11/9/2024 về việc phê duyệt Đề án đóng cửa một phần diện tích mỏ đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch tại xã Như Hoà, huyện Kim Sơn.

  • Quế Sơn (Quảng Nam): Đề nghị đưa khu vực rộng 3ha vào danh mục dự án đầu tư để đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh đã có công văn đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, tổng hợp, tham mưu giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định đối với tờ trình đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp, xây dựng công trình để đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Quế Sơn tại xã Quế Xuân 2 với diện tích hơn 3ha.

  • Gia Lai triển khai giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Công văn số 3232/VP-KTTH, triển khai các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng trên địa bàn, góp phần ổn định kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội theo Chỉ thị 28/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load