Chủ nhật 10/11/2024 15:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Ca khúc “Cha ở đâu?”: Tiếng lòng của người con tìm cha liệt sỹ

21:02 | 24/07/2021

(Xây dựng) - Kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2021), nhà báo Tào Khánh Hưng - Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng vừa cho ra đời ca khúc mới “Cha ở đâu?”. Ca khúc đã thu hút người nghe với một câu chuyện có thật về người con liệt sỹ khi sinh ra chưa biết mặt cha. Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc trao đổi với tác giả để biết thêm về ca khúc này. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

ca khuc cha o dau tieng long cua nguoi con tim cha liet sy
Nhà báo Nguyễn Anh Dũng - Tổng Biên tập Báo Xây dựng, nhà báo Nguyễn Ngọc Quyết – Tổng Biên tập Tạp chí Hướng nghiệp và Hòa nhập cùng nhà báo Tào Khánh Hưng tác giả ca khúc “Cha ở đâu?” dâng hoa và thắp hương tri ân các anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang Trường Sơn.

PV: Thưa nhà báo Tào Khánh Hưng, ông có thể cho bạn đọc Báo điện tử Xây dựng biết ca khúc “Cha ở đâu?” được sáng tác trong hoàn cảnh như thế nào?

Nhà báo Tào Khánh Hưng: Ca khúc này được tôi viết sau chuyến đi công tác tại tỉnh Quảng Trị (tháng 7/2020). Trong chuyến đi, tôi đã đến dâng hoa, thắp hương tri ân các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn và nghĩa trang Đường Chín; thăm những địa danh nổi tiếng trong chiến tranh khói lửa như: Sân bay Tà Cơn, trận địa Khe Sanh, làng Vây, Thành cổ Quảng Trị và dừng lại bên dòng sông Thạch Hãn… Những địa danh lịch sử này, ngày nhỏ tôi chỉ nghe trên đài, đọc trên báo, giờ được đến tận nơi nên trong lòng dâng trào nhiều cảm xúc. Sâu thẳm trong tôi còn có một nỗi niềm riêng khác. Đấy là những nghĩ suy, nhớ thương về người cha vợ là liệt sỹ. Năm 1966, ông đã có mặt tại đây cùng đồng đội tham gia những trận đánh ác liệt trong thành cổ Quảng Trị, Khe Sanh, Tà Cơn… và cha tôi đã hy sinh.

Trở về sau chuyến công tác, tôi đã viết một mạch 4 bài thơ về chủ đề tri ân các anh hùng liệt sỹ, trong đó có bài thơ “Cha ở đâu?”. Trong dịp kỷ niệm ngày 27/7/2020, tác phẩm được gửi dự thi và đạt Giải Ba tại cuộc thi sáng tác thơ về chủ đề Thương binh – Liệt sỹ do Trung tâm thơ ca Việt Nam tổ chức. Để lan tỏa lòng tri ân, bài thơ đã được tôi phổ nhạc thành ca khúc “Cha ở đâu?”. Ca khúc khi lên sóng, đã thu hút được sự chú ý của bạn đọc và vang lên trong các chương trình âm nhạc về chủ đề chiến sỹ.

ca khuc cha o dau tieng long cua nguoi con tim cha liet sy
Tổng Biên tập Nguyễn Anh Dũng và nhà báo Tào Khánh Hưng tại Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn tháng 7/2020.

PV: Qua ca khúc “Cha ở đâu?” ông muốn chia sẻ điều gì tới bạn đọc và người nghe?

“Con sinh ra chưa biết mặt cha

Khát khao một tiếng cha con gọi

Cha ở đâu sau từng trận đánh

Nơi Khe Sanh, đường 9 hay Nam Lào…”

Hình ảnh người cha trong ca khúc là liệt sỹ Nguyễn Văn Lưu (sinh năm 1940), quê ở huyện Thanh Oai, Hà Tây (cũ) nay là Thành phố Hà Nội. Năm 22 tuổi, cũng như bao thanh niên thời ấy, ông xung phong đi bộ đội, chiến đấu và anh dũng hy sinh tại mặt trận phía Nam... Ngày tạm biệt quê hương ra trận cũng là lần gặp cuối cùng của ông với gia đình. Ông để lại quê hương là tình yêu của mình - người vợ với “giọt máu hồng” yêu thương. Người con khi ra đời, chịu nhiều thiệt thòi, chưa một lần biết mặt cha và khao khát một tiếng cha mà cũng không có được.

“Tiếng con gọi cha trời đất cũng rưng rưng

Nghĩa trang Trường Sơn hào quang sáng bừng hàng mộ

Con thắp nén hương thơm, hương chia đều theo gió

Vòng hoa tươi con dâng linh hồn cha bay cao, trường tồn”

Bao năm trời, tôi và gia đình đau đáu trong lòng muốn tìm thấy hài cốt của ông để đón về quê hương. Nhưng trong trận chiến mưa bom, bão đạn khốc liệt, ông đã bị trúng bom và không còn hài cốt nguyên vẹn nữa. Tháng năm qua, gia đình tôi luôn mong cho linh hồn cha siêu thoát. Trong nghề báo tôi muốn được đi nhiều nơi để có cơ hội mong tìm thấy hài cốt của ông.

ca khuc cha o dau tieng long cua nguoi con tim cha liet sy
Nhà báo Tào Khánh Hưng, tác giả ca khúc “Cha ở đâu?” thắp hương tại Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn.

Tôi nghĩ, trên khắp đất nước Việt Nam, cuộc chiến dù đã qua mấy chục năm nay nhưng còn nhiều gia đình khác cũng như gia đình tôi chưa tìm thấy mộ của người thân. Để lan tỏa lòng biết ơn tri ân tới những người mẹ Việt Nam anh hùng, các thương binh, liệt sỹ và gia đình có công với cách mạng, tôi muốn qua ca khúc “Cha ở đâu?” là tiếng lòng bay xa chạm tới trái tim của người nghe.

PV: Ca khúc rất xúc động và khiến bao người nghe xong rưng rưng, rơi nước mắt. Xin trân trọng cảm ơn nhà báo Tào Khánh Hưng!

ca khuc cha o dau tieng long cua nguoi con tim cha liet sy
Bản ký âm ca khúc “Cha ở đâu?”

Mời bạn đọc cùng nghe ca khúc “Cha ở đâu?” qua phần thể hiện của ca sỹ Tường Lâm.

Minh Khánh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

    08:50 | 06/11/2024
  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

    15:57 | 05/11/2024
  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

    10:08 | 05/11/2024
  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

    11:20 | 04/11/2024
  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

    14:21 | 03/11/2024
  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

    10:12 | 03/11/2024
  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

    09:29 | 03/11/2024
  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

    09:16 | 03/11/2024
  • Hội chợ Ấn Độ 2024 - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ

    (Xây dựng) – Ngày 2/11, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội đã tổ chức "Hội chợ Ấn Độ - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ" tại khuôn viên Đại sứ quán. Lễ hội nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ văn hóa trong cộng đồng người Ấn Độ, quảng bá về Ấn Độ đến cộng đồng người Việt Nam và tôn vinh tình hữu nghị truyền thống sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

    19:01 | 02/11/2024
  • Nhớ về một thời lịch sử hào hùng trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

    (Xây dựng) – Ngày 1/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón khách. Bảo tàng tái hiện lại một thời lịch sử huy hoàng của dân tộc đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, đặc biệt là các cựu chiến binh đã có công với cách mạng.

    18:49 | 02/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load