Thứ sáu 20/09/2024 13:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Bộ Giao thông vận tải kiến nghị sớm cấp mới 9 mỏ vật liệu để đẩy tiến độ Dự án cao tốc Cần Thơ-Cà Mau

09:46 | 12/12/2023

(Xây dựng) - Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc khai thác, cung ứng vật liệu cát cho Dự án thành phần đoạn Cần Thơ-Cà Mau, thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Bộ Giao thông vận tải kiến nghị sớm cấp mới 9 mỏ vật liệu để đẩy tiến độ Dự án cao tốc Cần Thơ-Cà Mau
Dự án đường cao tốc Cần Thơ-Cà Mau đang bị chậm tiến độ rất sâu so với kế hoạch đề ra.

Tiến độ dự án chậm so với kế hoạch đặt ra

Ngay sau khi khởi công (ngày 1/1/2023), Bộ Giao thông vận tải đã yêu cầu chủ đầu tư chỉ đạo các nhà thầu khẩn trương huy động nguồn lực, tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, tổ chức triển khai thi công các hạng mục ít phụ thuộc vào nguồn vật liệu cát đắp nền với mục tiêu hoàn thành sản lượng khoảng 35% giá trị hợp đồng.

Tuy nhiên, sau 11 tháng khởi công, đến nay, các nhà thầu đã huy động 440 máy móc thiết bị các loại, cùng 1.072 nhân sự, tổ chức 140 mũi thi công nhưng sản lượng chỉ đạt 15% giá trị hợp đồng, chậm so với kế hoạch đặt ra.

“Nguyên nhân chậm chủ yếu do thiếu nguồn vật liệu cát đắp nền đường, các nhà thầu chỉ có thể triển khai thi công đường công vụ, các cầu, đúc cấu kiện bê tông và một số hạng mục phụ trợ” - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm cho hay.

Để tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu cát đắp, tại phiên họp lần thứ 5 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo ba tỉnh ưu tiên bố trí ngay nguồn cát đắp cho dự án.

Trong đó, tỉnh An Giang được giao bố trí 7 triệu m3 (năm 2023 là 3,3 triệu m3), hiện đã xác định được nguồn vật liệu có thể cấp 7,3 triệu m3. Tỉnh Vĩnh Long được giao bố trí 5 triệu m3 (năm 2023 là 2,5 triệu m3), đến nay đã xác định được nguồn 2,86 triệu m3; còn thiếu 2,14 triệu m3. Tỉnh Đồng Tháp được giao 7 triệu m3 (năm 2023 là 3,3 triệu m3), hiện đã xác định nguồn vật liệu với khoảng 7,2 triệu m3.

Về thủ tục cấp mỏ vật liệu, thời điểm hiện tại, tỉnh An Giang đã hoàn thành thủ tục cấp cho dự án 1,6 triệu m3, đang hoàn thiện các thủ tục đối với 4 mỏ với trữ lượng 5,7 triệu m3. Tỉnh Đồng Tháp đã hoàn thành thủ tục, đủ điều kiện khai thác 5 mỏ với trữ lượng 4,5 triệu m3, đang hoàn thiện các thủ tục đối với 2 mỏ với trữ lượng 2,7 triệu m3. Tỉnh Vĩnh Long đã hoàn thành thủ tục cấp cho dự án 0,5 triệu m3, đang hoàn thiện thủ tục đối với 3 mỏ với trữ lượng 2,36 triệu m3.

Mặt khác, báo cáo của Bộ Giao thông vận tải cho thấy nguồn vật liệu đã đưa về công trường tổng cộng 1,071 triệu m3. Trong đó, tỉnh An Giang 0,285 triệu m3 với công suất khoảng 4.000m3/ngày; tỉnh Đồng Tháp 0,785 triệu m3 với công suất 18.000m3/ngày, dự kiến sau ngày 12/12/2023 sẽ khai thác toàn bộ các mỏ đã hoàn thành thủ tục với công suất 28.000m3/ngày; tỉnh Vĩnh Long cần phải tuyển rửa nên mới lấy được 2.300 m3.

Đẩy nhanh thủ tục cấp mới, nâng công suất các mỏ vật liệu

Mặc dù thủ tục cấp mỏ và nguồn cung ứng vật liệu cho dự án của các địa phương đã đạt được kết quả như đã báo cáo ở trên, tuy nhiên Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm đánh giá hiện nay sản lượng khai thác và cung ứng mới chỉ đạt khoảng 22.000 m3/ngày, chưa đáp ứng nhu cầu vật liệu để hoàn thành dự án (khoảng 86.000 m3/ngày) cũng như không đáp ứng được chỉ tiêu năm 2023 (9,1 triệu m3). Đến khi các địa phương hoàn thành thủ tục để đưa toàn bộ các mỏ vào khai thác mới có thể nâng công suất khai thác đạt 66.000 m3/ngày.

Riêng các mỏ có trữ lượng từ 1 triệu m3 trở lên, nếu công suất khai thác khoảng 4.000 m3/ngày thì đến hết tháng 6/2024 cũng không khai thác hết trữ lượng mỏ nên vẫn thiếu hụt nguồn cát.

Ngoài ra, theo tính toán của tư vấn, để bảo đảm tiến độ hoàn thành dự án vào cuối năm 2025, việc cung ứng toàn bộ khối lượng cát đắp cho Dự án thành phần dự án đoạn Cần Thơ-Cà Mau (18,5 triệu m3) phải hoàn thành trước ngày 30/6/2024 để chuyển sang giai đoạn chờ lún (thời gian chờ lún từ 12-15 tháng).

Nhằm đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án vào cuối năm 2025, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long chỉ đạo các Sở, ngành triển khai đồng thời các thủ tục, đảm bảo đủ điều kiện để các nhà thầu tổ chức khai thác chậm nhất vào cuối tháng 12/2023 đối với 9 mỏ mở mới (tỉnh An Giang 4 mỏ, tỉnh Đồng Tháp 2 mỏ, tỉnh Vĩnh Long 3 mỏ).

Các tỉnh này cũng cần rà soát để có phương án nâng công suất khai thác các mỏ, đảm bảo hoàn thành việc cung ứng toàn bộ khối lượng đã được Thủ tướng Chính phủ giao trước ngày 30/6/2024. Trường hợp không đủ điều kiện nâng công suất tại các mỏ, cần bổ sung thêm các mỏ mới để cấp cho dự án hoặc cung cấp từ các mỏ đang khai thác trên địa bàn để đáp ứng tiến độ triển khai dự án.

UBND tỉnh Vĩnh Long xác định đủ nguồn cung cho khối lượng khoảng 2,14 triệu m3 còn thiếu và hoàn thành thủ tục để khai thác trong tháng 2/2024.

Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh để kịp thời hướng dẫn thủ tục cấp mỏ, nâng công suất mỏ cũng như bổ sung thêm các mỏ phục vụ dự án, bảo đảm tiến độ yêu cầu; kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc đồng thời chỉ đạo chủ đầu tư, các nhà thầu phối hợp với các Sở, ban ngành của địa phương đẩy nhanh thủ tục, sớm đưa các mỏ vào khai thác; quản lý chặt chẽ nguồn cát được cung ứng, đảm bảo chỉ phục vụ cho các dự án.

Khánh Hòa

Theo

Cùng chuyên mục
  • Chiến lược chinh phục thị trường sơn Việt: Nhất chất lượng, nhì sát cánh cùng đại lý

    (Xây dựng) - Có mặt tại Việt Nam từ năm 1994, Maxilite từ Dulux đã trở thành thương hiệu sơn gắn liền với nhiều thế hệ thầu thợ và hàng triệu gia đình Việt. Trong hành trình ba thập kỷ đó, dấu ấn của thương hiệu không chỉ nằm ở những sản phẩm chất lượng mà còn ở hành trình đồng hành cùng các đại lý, từ đó tạo dựng nên một cái tên dẫn đầu trong phân khúc sơn trung cấp tại thị trường Việt Nam.

  • Giải pháp cung cấp nguồn đất, đá xây dựng công trình

    (Xây dựng) – Thành phố Đà Nẵng đang cân đối nguồn đất san lấp, đá xây dựng để đảm bảo cung ứng, phục vụ nhu cầu xây dựng trên địa bàn, đặc biệt là dự án đường cao tốc phía Đông đoạn Hoà Liên – Tuý Loan và dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu.

  • Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024 sẽ khai mạc vào ngày 25/9

    (Xây dựng) – Được sự chỉ đạo, bảo trợ của Bộ Xây dựng và UBND Thành phố Hà Nội, Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024 lần thứ ba với chủ đề “Trang trí nội ngoại thất - Kiến trúc - Bất động sản & Vật liệu xây dựng” sẽ được diễn ra tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch & Xây dựng quốc gia từ ngày 25/9/2024 đến ngày 29/9/2024 do Trung tâm Thông tin, Bộ Xây dựng và Tập đoàn Tổ chức Triển lãm quốc tế xây dựng Vietbuild phối hợp tổ chức thực hiện.

  • Ninh Bình: Đóng cửa một phần mỏ đất sét tại xã Như Hoà

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Bình vừa có Quyết định 681/QĐ – UBND ngày 11/9/2024 về việc phê duyệt Đề án đóng cửa một phần diện tích mỏ đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch tại xã Như Hoà, huyện Kim Sơn.

  • Quế Sơn (Quảng Nam): Đề nghị đưa khu vực rộng 3ha vào danh mục dự án đầu tư để đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh đã có công văn đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, tổng hợp, tham mưu giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định đối với tờ trình đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp, xây dựng công trình để đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Quế Sơn tại xã Quế Xuân 2 với diện tích hơn 3ha.

  • Gia Lai triển khai giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Công văn số 3232/VP-KTTH, triển khai các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng trên địa bàn, góp phần ổn định kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội theo Chỉ thị 28/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load