Thứ sáu 08/11/2024 01:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai hội Mùa vàng năm 2021

15:13 | 14/11/2021

(Xây dựng) - Ngày 13/11, huyện miền núi biên giới Bình Liêu (Quảng Ninh) đã long trọng tổ chức khai hội Mùa vàng và Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2021, một hoạt động văn hóa lần đầu được tổ chức vào năm 2020, dự kiến sẽ được tổ chức thường niên ở địa phương.

binh lieu quang ninh khai hoi mua vang nam 2021
Múa Vũ khúc ngày mùa của dân tộc Dao Thanh Phán trong Chương trình nghệ thuật khai hội Mùa vàng và Tuần Văn hóa - Du lịch huyện Bình Liêu 2021.

Bình Liêu ở phía Đông Bắc bộ, có cửa khẩu quốc tế Hoành Mô, dân số huyện 96% là đồng bào dân tộc thiểu số, gồm 6 dân tộc, người Tày chiếm 58,4%. Dân Bình Liêu trước đây sinh sống chủ yếu là làm nương rẫy, tự sản tự tiêu là chính. Dưới ánh sáng đổi mới của Đảng, cơ cấu kinh tế của huyện có bước chuyển biến mới sang sản xuất hàng hóa và khai thác cảnh quan thiên nhiên, nét văn hóa truyền thống làm sản phẩm du lịch phục vụ dân sinh.

Lễ hội Mùa vàng và Tuần Văn hóa - Du lịch năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, địa phương rút ngắn lại các chuỗi hoạt động và quy mô tổ chức gọn nhẹ. Trọng tâm Lễ và Hội gồm: Lễ mừng cơm mới tại đình Lục Nà, giải chạy chinh phục "Sống lưng khủng long", lễ khánh thành công trình xây dựng điểm dừng chân tại cột mốc biên giới Trung - Việt 1305, chương trình dù lượn “Bay trên mùa vàng”; triển lãm ảnh về Bình Liêu tại Nhà văn hóa thôn Ngàn Pạt (xã Lục Hồn); hoạt động trải nghiệm, check in ruộng bậc thang...

Tại buổi khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch và hội Mùa vàng Bình Liêu năm 2021 đã diễn ra chương trình nghệ thuật chào mừng đặc sắc với chủ đề “Bình Liêu - Mùa yêu thương”. Chương trình gồm 2 phần là: Bình Liêu mùa thu chín và Chạm yêu thương. Chương trình được dàn dựng công phu, hấp dẫn với các ca khúc, điệu múa thể hiện những nét đặc sắc trong sinh hoạt đời sống, văn hóa của các dân tộc trên địa bàn, như: Điệu hát Then, tái hiện lễ thôi nôi của người Tày, múa vũ hội ngày mùa của dân tộc Dao Thanh Phán, múa bóng đá nữ Sán Chỉ... Chương trình quy tụ sự tham gia trình diễn của 100 nghệ nhân các câu lạc bộ hát Then, Soóng Cọ và diễn viên quần chúng của địa phương.

Để đảm bảo cho chương trình khai hội Mùa vàng và Tuần Văn hóa - Du lịch diễn ra an toàn trong thực hiện mục tiêu kép phòng chống dịch Covid-19, huyện Bình Liêu đã lập ra 3 chốt kiểm soát y tế tại các cửa ngõ ra vào huyện như: Quốc lộ 18C đoạn giáp ranh với huyện Tiên Yên tại ngã 3 Khe Tiền, xã Đồng Văn (Bình Liêu) với xã Quảng Sơn (Hải Hà); đường liên xã Đồng Văn - Húc Động và Khu vực giáp ranh đường liên xã Húc Động (Bình Liêu) đi Đại Dực (Tiên Yên)... kiểm soát nghiêm ngặt chống dịch bệnh lây lan vào địa bàn, đồng thời huyện sẵn sàng các phương án phòng, chống dịch.

Cùng với đó, du khách và nhân dân đến tham gia hội Mùa vàng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn đều được tuyên truyền, nhắc nhở việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về phòng chống dịch như quy tắc 5K, quét mã QR, khai báo y tế, đo thân nhiệt....

Tuần Văn hóa - Du lịch huyện Bình Liêu năm nay sẽ diễn ra từ ngày 13/11 đến hết tháng 12 với nhiều nội dung đặc sắc: Hội hoa sở, hoạt động phiên chợ đêm, các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian, đá bóng nữ dân tộc Sán Chỉ...

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load