Thứ sáu 08/11/2024 14:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Bình Định xin bắn pháo hoa tầm thấp nhân kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

22:09 | 05/01/2024

(Xây dựng) - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi đề nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép tỉnh Bình Định được tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp tại Lễ hội kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1879 - 2024).

Bình Định xin bắn pháo hoa tầm thấp nhân kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Chương trình biểu diễn nghệ thuật và võ cổ truyền Bình Định phục vụ lễ dâng hoa, dâng hương Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

Theo đó, tại Lễ hội kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, tỉnh Bình Định sẽ bắn pháo hoa tầm thấp dự kiến trong khung giờ từ 22 giờ - 22 giờ 15 phút ngày 13/2 (nhằm ngày mùng 4 Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024), tại Quảng trường trước Bảo tàng Quang Trung (huyện Tây Sơn). Thời lượng bắn pháo hoa kéo dài 15 phút sau khi kết thúc chương trình nghệ thuật; nguồn kinh phí bắn pháo hoa được tỉnh huy động xã hội hóa.

Lãnh đạo tỉnh Bình Định cho rằng, việc bắn pháo hoa nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi phục vụ nhân dân, du khách về dự Lễ hội kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa trên địa bàn tỉnh và ôn lại truyền thống lịch sử, tưởng nhớ tri ân công đức Tây Sơn Tam Kiệt cùng các văn thần, võ tướng triều đại Tây Sơn đã lập nên những chiến công oai hùng đánh đuổi giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước.

Bình Định xin bắn pháo hoa tầm thấp nhân kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Lễ hội kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tỉnh Bình Định tổ chức hàng năm trong không khí nghiêm trang.

Đồng thời, khơi dậy tình yêu quê hương, tinh thần cách mạng, niềm tự hào dân tộc, góp phần cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân trong tỉnh ra sức thi đua, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2024, Nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Mỹ Bình

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load