Thứ sáu 08/11/2024 05:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Bình Định: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của người Bana Kriêm

23:10 | 17/01/2024

(Xây dựng) - Nghề dệt thổ cẩm của người Bana Kriêm đã hình thành hàng trăm năm tại các buôn, làng vùng miền núi, vùng cao của tỉnh Bình Định. Đến nay, người Bana Kriêm vẫn lưu truyền để bảo tồn nghề dệt thổ cẩm gắn với phát triển du lịch địa phương.

Bình Định: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của người Bana Kriêm
Trang phục thổ cẩm của người đồng bào dân tộc thiểu số tại các buôn, làng vùng miền núi, vùng cao của tỉnh Bình Định.

Ông Yang Danh - Chi hội trưởng Chi hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Bình Định – Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian kể rằng: Từ khi có Đảng, Bác Hồ, nghề dệt thổ cẩm cũng như tấm vải, trang phục truyền thống của người Bana Kriêm mới được phát triển, phục vụ thiết thực cộng đồng. Thấy được tầm quan trọng của bộ thổ cẩm, năm 1955, gặp các cán bộ dân tộc thiểu số miền Nam ra miền Bắc, Bác Hồ đề nghị Chính phủ may bộ áo đúng trang phục truyền thống của từng dân tộc để tặng cho các cán bộ. Ông Đinh Tôn là người Bana Kriêm được vinh dự nhận món quà này. Hiện nay, tấm áo truyền thống của người Bana Kriêm do Bác Hồ tặng vẫn còn giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Định.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Yang Danh chia sẻ: Ngoài trang phục truyền thống chung còn có bản sắc riêng, chất liệu riêng, kiểu dáng và hoa văn riêng của từng dân tộc, từng vùng miền. Khi nhìn vào trang phục, có thể nhận biết được là dân tộc nào, ở đâu? Đây là niềm vinh dự, tự hào của mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam.

Bình Định: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của người Bana Kriêm
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Yang Danh nói về thực trạng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Bana Kriêm trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh.

Các nghệ nhân người Bana Kriêm đều biết chế tác dụng cụ, công đoạn trong khung dệt thổ cẩm để dệt, thêu tạo ra sản phẩm vải vóc, trang phục truyền thống như chăn, váy, áo, khăn quấn đầu. Không chỉ người cao niên thích mặc đồ trang phục truyền thống, mà có khoảng 80% các em học sinh ở các trường bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú huyện, tỉnh có bộ trang phục truyền thống, thường hay mặc vào dịp chào cờ thứ Hai hàng tuần, các ngày lễ, hội do nhà trường tổ chức.

Tuy nhiên, nghề dệt thổ cẩm cũng như trang phục truyền thống của cộng đồng người Bana Kriêm đang dần mai một. Bởi, ngày nay cùng với chủ trương mở cửa hội nhập quốc tế, nhiều loại sản phẩm vải vóc, quần áo đẹp và bền được vận chuyển từ miền xuôi lên vùng cao miền núi để giao thương với đồng bào, vì thế phần lớn nam, nữ thanh niên xa dần với bộ trang phục truyền thống dân tộc.

Nghệ nhân Đinh Thị Hiền bày tỏ: Ngày trước, mỗi dịp tổ chức lễ hội làng, dù lớn hay nhỏ tất cả mọi người già trẻ gái trai đều mặc trang phục truyền thống, trông cả làng như một rừng hoa đủ sắc màu sặc sỡ. Thế nhưng, hình ảnh rừng hoa đủ màu sặc sỡ đó không còn thấy nữa ở các làng. Song gần đây, một số làng xây dựng được ngôi nhà đa năng, vừa là nơi để dệt thổ cẩm, vừa là nơi để trao đổi, trình bày và mua bán những sản phẩm của nghề dệt thổ cẩm. Có nơi thành lập được câu lạc bộ dệt thổ cẩm, tuy vậy cũng rất ít hiệu quả, vì người tham gia dệt thổ cẩm không nhiều, chưa kể mặt hàng làm ra rất ít khách hàng chào hỏi.

Bình Định: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của người Bana Kriêm
Người Bana Kriêm bảo tồn nghề dệt thổ cẩm gắn với phát triển du lịch.

Để phục dựng, bảo tồn các nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, năm 2023, Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho 60 học viên là công chức văn hóa xã, trưởng thôn, làng, người có uy tín đồng bào dân tộc Bana (nhóm Bana Kriêm) ở địa phương.

Bà Huỳnh Thị Anh Thảo - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định cho biết: Tại lớp tập huấn, các học viên được truyền đạt về công tác bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; công tác quản lý Nhà nước về văn hóa các đồng bào dân tộc thiểu số; thực trạng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Bana Kriêm trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh; giới thiệu quy trình dệt thổ cẩm và tầm quan trọng của công tác bảo tồn, phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Bana Kriêm gắn với phát triển du lịch, nâng cao đời sống cho bà con; truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Bana Kriêm tại Nhà văn hóa thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh.

Bà Huỳnh Thị Anh Thảo chia sẻ: Việc giới thiệu quy trình dệt thổ cẩm và tầm quan trọng của công tác bảo tồn, phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Bana Kriêm gắn với phát triển du lịch là một trong những hoạt động thực hiện Quyết định số 3899, ngày 23/11/2022 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch triển khai Dự án 6 “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 – 2025.

Mỹ Bình

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load