Thứ bảy 05/10/2024 11:22 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Thế giới /

Biến đổi khí hậu: Chiến lược gì để đối phó?

19:09 | 08/12/2020

(Xây dựng) - Biến đổi khí hậu là vấn đề nghiêm trọng được cả thế giới quan tâm hiện nay bởi những hậu quả khôn lường mà hiện tượng này để lại. Toàn cầu đang phải đối mặt và chống chọi với các hiện tượng của thời tiết cực đoan như: nắng nóng, khô hạn, lũ lụt, bão tuyết, sạt lở đất...

bien doi khi hau chien luoc gi de doi pho

Nhật Bản

Nhật Bản một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu vì thế, quốc gia này đã chủ động đưa ra các kế hoạch mang tính chiến lược để cắt giảm lượng khí thải.

Nhật Bản hiện đã đặt ra mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính sau năm 2020, cụ thể là giảm 26% lượng phát thải vào năm 2030. Tín hiệu này cho thấy tham vọng dẫn đầu về giảm phát thải trên toàn cầu của Nhật Bản.

Mục tiêu của Nhật Bản càng gặp nhiều áp lực hơn sau thời điểm khí thải carbon dioxide tăng cao từ sự cố nhà máy điện Fukushima I. Trận động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân năm 2011 đã làm thay đổi đáng kể hiện trạng năng lượng của Nhật Bản. Mặc dù phải đối mặt với những thách thức to lớn, quốc gia này đã đạt được hiệu quả năng lượng cao nhất thế giới và tiếp tục theo đuổi các biện pháp cắt giảm khí thải.

Chính phủ Nhật Bản cũng đã tổng hợp các biện pháp cụ thể cùng các công nghệ tiên tiến. Mức tiêu thụ năng lượng tính trên một đơn vị GDP của Nhật Bản hiện thấp hơn khoảng 30% so với mức trung bình của các quốc gia G7 khác. Quốc gia này đặt ra mục tiêu cải thiện khoảng 40% tỷ lệ phát thải khí nhà kính trên GDP cho tới năm 2030. Nhật Bản cũng dự định đẩy nhanh việc đưa năng lượng tái tạo vào sử dụng, tăng 7 lần lượng điện năng từ năng lượng mặt trời và tăng 4 lần điện năng được sản xuất từ gió và địa nhiệt.

Mỹ

Mỹ đang chịu đựng những hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu. Mỹ sẽ phải đối mặt với thủy triều dâng cao, lũ lụt thường xuyên và những trận bão cực mạnh. Dự báo cho biết sẽ có 48 bang trên toàn nước Mỹ bị tác động do biến đổi khí hậu, nghiêm trọng nhất là ở Florida, New Jersey và New York.

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, gần một nửa các công ty lớn nhất nước Mỹ đều có ít nhất một mục tiêu về khí hậu hay năng lượng sạch. Những công ty đứng đầu của các ngành công nghiệp ngày nay đều hiểu rằng, đầu tư vào năng lượng sạch sẽ tạo ra việc làm và thúc đẩy khả năng cạnh tranh của Mỹ. Một hành tinh khỏe cũng sẽ giúp thúc đẩy kinh doanh tốt.

Các công ty thuộc mọi quy mô, ngành nghề, khu vực địa lý của Mỹ đều tích hợp các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính vào các kế hoạch kinh doanh. Các công ty này đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Nền kinh tế năng lượng sạch đang bùng nổ ở Mỹ đã sử dụng 3,3 triệu lao động, nhiều hơn tất cả số công việc trong khai thác nhiên liệu hóa thạch trên quốc gia này hợp lại. Đầu tư vào năng lượng sạch và các hành động khác để giải quyết biến đổi khí hậu ở cấp bang đã được chứng minh là một công cụ tạo việc làm. Những công việc mới này được phân bổ trên toàn quốc, trong đó các bang California, Texas, New York, Florida và Michigan có số lượng công việc liên quan đến năng lượng sạch lớn nhất từ trước đến nay.

Các thành phố, các bang trên nước Mỹ đều chuẩn bị cho cộng đồng dân cư của mình những nhận thức về biến đổi khí hậu và đồng thời thực hiện các biện pháp để ngăn chặn sự thay đổi càng thêm nghiêm trọng, thảm khốc hơn trong tương lai. Các bang, các thành phố đang thực hiện các bước đi mang tính thực tế để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu từ việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo đến đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững. Thị trưởng các bang ở Mỹ đã cam kết cùng hành động, đảm bảo việc hoạch định chính sách hỗ trợ cho các chiến lược hành động vì khí hậu đầy tham vọng ở cấp liên bang và quốc tế.

Úc

Dân số của quốc gia này dự kiến sẽ tăng 1,5%/năm cho đến năm 2030, cao hơn đáng kể so với mức tăng dân số trung bình của các nước OECD là 0,4%. Hơn nữa, nền kinh tế của Australia đã bước vào năm thứ 25 liên tiếp tăng trưởng. Đây là giai đoạn tăng trưởng dài thứ hai của bất cứ nền kinh tế tiên tiến nào trên thế giới.

Mục tiêu 2030 của Australia có thể đạt được thông qua Hành động trực tiếp nhằm giảm Các nhà khoa học ở Úc đã khuyến cáo các thành phố lớn của nước này bao gồm Melbourne, Sydney phải chuẩn bị ứng phó với những ngày nhiệt độ cao trên 500C vào cuối thế kỷ này, kể cả khi thế giới thực hiện được cam kết giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 20C theo Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu. Tính đến nay, nhiệt độ cao nhất được ghi nhận lại Melbourne là 46,40C, trong khi ở Sydney là 45,80C.

Trước tình trạng nhiệt độ tăng khó kiểm soát này, quốc gia này thực hiện cam kết một cách mạnh mẽ và có trách nhiệm. Mục tiêu của Australia là giảm lượng khí thải xuống 26 - 28% tới năm 2030. Mục tiêu này tương đương với việc giảm 50 - 52% lượng khí thải bình quân đầu người và giảm 64 - 65% cường độ phát thải của nền kinh tế cho đến năm 2030.

Khánh Phương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load