Thứ sáu 08/11/2024 16:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

Bệnh viện Trung ương Huế được trao tặng giải thưởng Diamond của Hội Đột quỵ thế giới

21:08 | 04/12/2023

(Xây dựng) - Ngày 4/12, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, Trung tâm Đột quỵ của Bệnh viện vừa được trao tặng giải thưởng Diamond (Kim cương) của Hội Đột quỵ thế giới, nhờ rút ngắn thời gian cấp cứu tái thông mạch máu não.

Bệnh viện Trung ương Huế được trao tặng giải thưởng Diamond của Hội Đột quỵ thế giới
Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế khen thưởng cho tập thể cán bộ, viên chức Trung tâm Đột quỵ và các cá nhân đã có thành tích xuất sắc.

Diamond (Kim cương) là một giải thưởng cao nhất của Hội Đột quỵ thế giới dành cho các đơn vị đột quỵ và trung tâm đột quỵ thỏa mãn các tiêu chí khắt khe, về rút ngắn thời gian cấp cứu tái thông mạch máu não. Đồng thời, thực hiện tầm soát nguyên nhân và điều trị dự phòng đột quỵ phù hợp.

Để làm được điều này, các trung tâm cần phải có đầy đủ các yếu tố bao gồm nguồn nhân lực có trình độ cao, thiết bị chẩn đoán chuẩn xác và phối hợp nhuần nhuyễn với các khoa phòng có liên quan. Quy trình xét duyệt sẽ được thực hiện bởi một cơ quan kiểm định quốc gia và 2 cơ quan kiểm định quốc tế, Ủy ban về Đơn vị Đột quỵ sẽ ra quyết định cuối cùng.

Cụ thể, để đạt giải thưởng này, Trung tâm phải đạt các tiêu chí: Thời gian từ cửa bệnh viện đến lúc được tiêm thuốc tan cục máu đông không tới 30 phút, so với tiêu chuẩn chung là dưới 60 phút. Tương tự, thời gian được đâm kim can thiệp lấy huyết khối nằm trong mức tối ưu. 100% người bệnh nghi đột quỵ đều được chẩn đoán bằng CT hoặc MRI trong vòng 15 phút đầu tiên, trong khi mức tiêu chuẩn đặt ra là 45 phút. Tỉ lệ người bệnh đột quỵ được điều trị tái thông hiện nay đã đạt mức hơn 25%. Đặc biệt, không có bất kỳ ca bệnh đột quỵ nào bị bỏ sót hoặc chậm trễ trong quá trình cấp cứu, điều trị và chăm sóc tại bệnh viện.

Đột quỵ là một cấp cứu y tế khẩn cấp, là nguyên nhân gây tử vong, đứng hàng thứ hai và cũng là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 17 triệu người bị đột quỵ và cứ mỗi 6 giây có 1 người chết vì đột quỵ. Ở Việt Nam, mỗi năm ước tính có hơn 200.000 ca đột quỵ mới, với hậu quả hơn 11.000 người tử vong và trên 100.000 người bị tàn phế.

Có hai loại đột quỵ là đột quỵ thể tắc mạch và đột quỵ thể xuất huyết. Đối với các trường hợp đột quỵ thể tắc mạch, đặc biệt tắc các mạch máu não lớn, tình trạng bệnh nhân thường nặng và nguy kịch. Tuy nhiên nếu nhập viện sớm, được áp dụng các liệu pháp tái thông một cách kịp thời, bệnh nhân có thể hồi phục và vượt qua cơn nguy kịch.

Vì vậy, khi phát hiện bệnh nhân bị đột quỵ não, cần chuyển ngay tới các cơ sở điều trị chuyên sâu sớm, để tận dụng được thời gian vàng trong điều trị, hạn chế tỷ lệ tử vong và tàn phế cho bệnh nhân. Nếu được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng (3 - 4,5 giờ đầu) bằng các thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, hoặc trong cửa sổ 6 giờ đầu áp dụng lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học đối với các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não, thì khả năng cứu sống cao cũng như hạn chế được các di chứng nặng nề về vận động, nhận thức, ngôn ngữ...

Bệnh viện Trung ương Huế được trao tặng giải thưởng Diamond của Hội Đột quỵ thế giới
Các bệnh nhân đột quỵ được điều trị kịp thời tại Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Trung ương Huế.

Theo Thạc sỹ, bác sỹ Lê Vũ Huỳnh - Phó Trưởng khoa Đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Huế: Hiện nay, đơn vị thường xuyên tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân đột quỵ thể tắc mạch nặng, nguy kịch. Bằng liệu pháp tái thông (truyền thuốc tan cục máu đông và can thiệp nội mạch tái thông mạch máu não) một cách kịp thời, hầu hết những trường hợp nhập viện sớm đều được cấp cứu hiệu quả, vượt qua cơn nguy kịch và có thể hồi phục.

Bên cạnh đó, tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây nên đột quỵ thể xuất huyết. Với những trường hợp nặng thường dẫn đến tỉ lệ tử vong và tàn tật cao dù được điều trị tối ưu. Để dự phòng các trường hợp đột quỵ thể xuất huyết, bệnh nhân tăng huyết áp cần đảm bảo huyết áp lúc nghỉ dưới 130/80mmHg bằng việc tuân thủ điều trị và kiểm tra huyết áp thường xuyên.

Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết: 24/24 giờ tất cả các ngày trong tuần, Bệnh viện Trung ương Huế đều có đội cấp cứu đột quỵ hoàn chỉnh (bao gồm bác siỹ chuyên khoa đột quỵ, bác sỹ chuyên khoa Ngoại Thần kinh; bác siỹ, điều dưỡng cấp cứu, nhóm can thiệp nội mạch lấy huyết khối, bác sỹ gây mê hồi sức, bác sỹ và kỹ thuật viên chụp CT, MRI…) trực sẵn sàng tại bệnh viện.

Theo Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Như Hiệp: Với đội ngũ nhân lực được đào tạo chính quy, bài bản, được đi tu nghiệp nhiều nước trên thế giới về chuyên ngành đột quỵ; hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, bệnh viện có thể thực hiện được mọi kỹ thuật cấp cứu đột quỵ tiên tiến nhất trên thế giới. Đặc biệt, với thế mạnh đa chuyên khoa phối hợp khẩn trương, nhịp nhàng; đơn vị có thể lựa chọn phương án điều trị cần thiết, hiệu quả nhất cho những bệnh nhân đột quỵ, đặc biệt các trường hợp cần can thiệp để mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.

Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế nhấn mạnh: “Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Trung ương Huế Huế đạt Giải thưởng Diamond (kim cương) của Hội Đột quỵ thế giới thể hiện tính chuyên nghiệp, tối ưu hóa trong cấp cứu và điều trị đột quỵ sẽ giúp nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh nhân đột quỵ, góp phần giảm tỷ lệ tử vong cũng như giảm thiểu các di chứng về vận động, nhận thức, ngôn ngữ... do bệnh lý này gây ra tại địa bàn và trong khu vực”.

Dịp này, Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã khen thưởng cho tập thể cán bộ, viên chức Trung tâm Đột quỵ và các cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong phối kết hợp xây dựng và phát triển Trung tâm.

Trí Đức

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hà Nội: Giao hơn 1.900m2 đất thực hiện Dự án xây dựng Trạm y tế xã Mê Linh

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 5337/QĐ-UBND về việc giao 1.970,5m² đất tại xã Mê Linh, huyện Mê Linh cho UBND huyện Mê Linh để thực hiện Dự án Xây dựng Trạm y tế xã Mê Linh.

    08:13 | 16/10/2024
  • Vĩnh Phúc: Quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc ngành Y tế

    (Xây dựng) - Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông tại buổi làm việc với Sở Y tế tỉnh cùng với một số Sở, ban, ngành, địa phương vừa qua.

    20:34 | 13/10/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Duyên hải Trung bộ ký kết Thỏa thuận hợp tác và phát triển trong lĩnh vực y tế giai đoạn 2024-2025

    (Xây dựng) - Nằm trong khuôn khổ Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai thực hiện Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng Duyên hải Trung bộ đang diễn ra tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), ngày 10/10, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế các tỉnh, thành vùng Duyên hải Trung bộ tổ chức Hội nghị ký kết thỏa thuận hợp tác giữa ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Duyên hải Trung bộ giai đoạn 2024 – 2025.

    11:35 | 11/10/2024
  • Hà Nội: Phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Bệnh viện Bạch Mai

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 5225/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ 1/500 tại các ô quy hoạch ký hiệu KKD, CX8.

    09:50 | 11/10/2024
  • Phê duyệt đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Thận Hà Nội

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Quyết định số 5265/QĐ-UBND ngày 08/10/2024 về việc phê duyệt dự án Đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Thận Hà Nội tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

    09:08 | 11/10/2024
  • Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau “truy” vấn chủ đầu tư Dự án Bệnh viện Đa khoa vốn 3.300 tỷ

    (Xây dựng) – Sáng 9/10, tại Hội nghị Công tác kiểm điểm điều hành kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi khá bức xúc khi qua báo cáo, Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh là 1 trong 4 Ban giữ vốn nhiều nhất nhưng tỷ lệ giải ngân thấp nhất chỉ đạt 14,9%.

    08:43 | 10/10/2024
  • Đảm bảo các phương án phòng cháy chữa cháy tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

    (Xây dựng) – Thành lập từ năm 1955, Bệnh viện Phụ sản Trung ương với quy mô hơn 14 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng, 7 trung tâm, 8 phòng chức năng và hơn 1.000 giường bệnh. Sau gần 70 năm đi vào hoạt động, nhiều công trình được xây dựng từ lâu, để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) phù hợp với những quy chuẩn, tiêu chuẩn mới, Ban lãnh đạo bệnh viện đã tập trung nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.

    16:40 | 02/10/2024
  • Giải mã gen – Công nghệ mới vì lợi ích sức khỏe cộng đồng

    (Xây dựng) - Ngày 26/9, tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà cùng Công ty Revita (Bệnh viện Đại học Juntendo) tổ chức Tọa đàm y tế sức khỏe về gen và chóng lão hóa. Đây là sự kiện quan trọng, có giá trị nhân văn và thực tiễn, đồng thời đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác quốc tế, mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe cộng đồng.

    17:11 | 26/09/2024
  • Cà Mau: Chấm dứt dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược hơn 1.000 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh vừa có thông báo chấm dứt hợp đồng thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất đối với dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược Cà Mau. Nguyên nhân đến từ việc nhà đầu tư vi phạm về nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký.

    19:41 | 20/09/2024
  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

    09:02 | 15/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load