Thứ sáu 08/11/2024 05:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích của Thủ đô

11:19 | 07/09/2022

(Xây dựng) - Các di tích lịch sử, di sản văn hóa chính là nguồn tài sản quý giá của Thủ đô. Đây cũng chính là thế mạnh để Hà Nội phát triển kinh tế-xã hội, phát triển du lịch văn hóa. Vì thế, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích luôn được các cấp chính quyền Hà Nội lưu tâm.

bao ton va phat huy gia tri di tich cua thu do
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích của Thủ đô.

Hà Nội hiện có 727 di tích xuống cấp, cần một khoản ngân sách lớn để tu bổ. Thành phố sẽ xây dựng chiến lược mang tính tổng thể để tu bổ, tôn tạo nhằm gìn giữ, phát huy giá trị di tích trên địa bàn.

Trong những năm qua, Thành phố Hà Nội liên tục dành nguồn vốn ngân sách kết hợp vốn xã hội hóa để đầu tư, tu bổ di tích. Năm 2021, Thành ph đầu tư tu sửa cấp thiết, chống xuống cấp cho 122 di tích với kinh phí 139,3 tỷ đồng.

Nếu các quận nội thành, huyện ven đô, Nhà nước chỉ cần cấp một phần vốn đối ứng, Ban quản lý các di tích có thể vận động xã hội hóa để tiến hành việc tu bổ, thì tại các huyện nghèo, kinh tế khó khăn như: Phú Xuyên, Ứng Hòa, Quốc Oai, Phúc Thọ, Thạch Thất, Ba Vì, Chương Mỹ… nhiều di tích xuống cấp mà không bố trí, huy động được vốn đầu tư. Do những khó khăn này, toàn Thành phố có 727 di tích xuống cấp các hạng mục chính cần nguồn vốn đầu tư tu bổ, tu sửa cấp thiết và chống xuống cấp; trong đó 448 di tích xuống cấp, 279 di tích xuống cấp nghiêm trọng, nguy hiểm.

Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025; phân bổ kế hoạch vốn năm 2022 thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022 - 2025 và các năm tiếp theo, một số dự án xây dựng cơ bản nhiệm vụ chi cấp Thành phố (Nghị quyết số 02/NQ-HÐND). Đây là bước cụ thể hóa của Nghị quyết số 11-NQ/TU về Hội nghị chuyên đề Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, thống nhất một số nội dung, trong đó có kế hoạch đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn.

Theo nghị quyết này, Thành phố sẽ dành tới 14.029 tỷ đồng để thực hiện tu bổ, tôn tạo 579 di tích, trong đó ưu tiên cho các di tích đã được xếp hạng đang xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sụp đổ, cần bảo vệ khẩn cấp; các di tích đã được xếp hạng có giá trị cao, đang xuống cấp các hạng mục gốc, hư hỏng cấu kiện, kiến trúc và di tích cần phát huy điểm đến gắn với việc phát triển du lịch, nhằm phát huy giá trị, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Mặt khác, khối lượng công việc đồ sộ và phức tạp không thể thực hiện một cách đại trà hay có giải pháp chung cho mọi công trình.

Việc tu bổ di tích trong giai đoạn 2021 - 2025 là nhiệm vụ quan trọng và chưa có tiền lệ, đòi hỏi một cách tiếp cận mới. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng nhấn mạnh: Do đặc thù kiến trúc, hàm lượng giá trị văn hóa trong mỗi công trình nên nhiệm vụ tu bổ, tôn tạo di tích hết sức đặc biệt, đòi hỏi đặt ra những yêu cầu về quy trình thực hiện, kiến thức, tay nghề… làm sao triển khai hiệu quả, giữ gìn và phát huy tốt giá trị nguyên gốc.

PGS.TS Phạm Mai Hùng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam chia sẻ: Trong thời gian qua, Thủ đô đã thực hiện việc bảo tồn cho gần 1.500 di tích. Trường hợp vi phạm di tích như chùa Hương, chùa Trăm Gian, chùa Khúc Thủy, đình Lương Xá… chỉ là một trong những điểm nhỏ trong tổng thể các di sản của Thủ đô, điều đó chưa thể làm mất đi giá trị của di sản Thủ đô.

Có thể nói, di sản không phải "nhất thành bất biến" mà có những bổ sung nhất định qua từng thời kỳ. Nhưng cái nào có thể thay thế được là không hề đơn giản phải thận trọng. Mỗi khi tu bổ, chính quyền địa phương cần sự tham gia ý kiến của người dân sở tại, đặc biệt là tham khảo ý kiến các chuyên gia để có giải pháp khi tu bổ di tích, di sản bảo đảm các điều kiện cần thiết để còn nguyên gốc.

Ngoài ra, quá trình tu bổ di tích, di sản phải được triển khai dưới sự giám sát thường xuyên và nghiêm ngặt của tư vấn giám sát và cộng đồng cư dân nơi có di tích cũng như chính quyền địa phương.

Các chuyên gia nhấn mạnh, tu bổ di tích cần làm đúng nguyên tắc. Chúng ta đã có nhiều bài học về việc di tích trăm năm tuổi bị thay mới ngay sau trùng tu, vì vậy cần phải hết sức thận trọng.

Hạ Ly

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load