Thứ tư 13/11/2024 13:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Bàn thảo giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường bất động sản sau dịch

15:02 | 12/06/2020

(Xây dựng) – Tại hội thảo, các chuyên gia đã tọa đàm tìm giải pháp phát triển thị trường bất động sản. Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ; Quyết liệt thực hiện các chính sách ban hành; Gia tăng M&A bất động sản công nghiệp… là những vấn đề được các chuyên gia nhấn mạnh.

ban thao giai phap day manh phat trien thi truong bat dong san sau dich
Ông Vũ Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng)

Ông Vũ Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng): Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ

Thị trường bất động sản từ đầu năm 2019 đến nay đã chững và bắt đầu giảm. Đầu năm 2020 do tác động lớn của đại dịch, thị trường bất động sản bị ảnh hưởng. Trước tình hình đó, Chính phủ đưa ra giải pháp hỗ trợ bằng một loạt các Nghị quyết 41 và Nghị quyết 84. Trong đó, Chính phủ giao Ngân hàng Chính sách Xã hội và 4 ngân hàng bố trí bổ sung 3.000 tỷ đồng để cho vay các dự án xã hội dở dang, rà soát các dự án xảy ra. Hiệu quả, đã hoàn thành 41% dự án nhà ở xã hội, đang triển khai trên 260 dự án nhà ở xã hội các địa phương, nay được tháo gỡ về vốn. 1.000 tỷ đồng bố trí cho Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng này huy động 1.000 tỷ đồng nhưng nguồn vốn này hiện cho vay cá nhân mua nhà ở xã hội.

Chính phủ bố trí 2.000 tỷ đồng cho 4 ngân hàng thương mại, cộng số tiền ngân hàng thương mại huy động, tổng tất cả trên 66.000 tỷ đồng - một nguồn vốn rất lớn. Bên cạnh đó, Nghị quyết 84 khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá thấp, dưới 20 triệu đồng/m2.

Thủ tướng vừa ký quyết định phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam: còn 5 năm nữa lượng khách tăng lên gấp đôi. Phân khúc du lịch nghỉ dưỡng, nhu cầu cơ sở lưu trú du lịch cao nhưng hiện chưa đáp ứng và thiếu nhiều.

Đầu tư nước ngoài tăng, nhu cầu nhà ở các chuyên gia nước ngoài sẽ tăng. Nhu cầu về bất động sản trong thời gian tới, báo cáo mới nhất cho thấy các khu công nghiệp hiện lấp đầy trên 90%.

Như vậy, trong điều kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, Chính phủ chỉ đạo tập trung quan tâm đến các đối tượng người nghèo, người thu nhập thấp và phát triển, chăm lo nhà ở xã hội cho họ. Còn nhà ở cao cấp và trung cấp trở lên sẽ vận hành theo quy luật của thị trường…

Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam: Mong cả hệ thống vào cuộc

Hiện nay, việc thực hiện những Chỉ thị, Nghị quyết còn chậm, chưa có tác động thực sự vào thị trường bất động sản. Tôi mong muốn những chính sách đã ban hành thì phải có giải pháp và đặc biệt là những cơ quan thực hiện những giải pháp đó phải vào cuộc ngay, đưa ra giải pháp cụ thể, nhanh chóng, giúp thị trường bất động sản hồi phục và hoạt động hiệu quả.

ban thao giai phap day manh phat trien thi truong bat dong san sau dich
Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam.

Làm thế nào để có nhà giá rẻ, giá thấp đây là mong đợi nhất của thị trường?

Theo tôi, các cơ quan thực thi liên quan ở các địa phương cũng phải vào cuộc quyết liệt. Qua quan sát điều tra cho thấy: Ở rất nhiều địa phương, các dự án bị nằm đắp chiếu, chờ đợi phê duyệt thậm chí có hàng trăm dự án đã hoàn thành thủ tục nằm trên bàn của các cơ quan chính quyền địa phương nhưng chưa được xử lý.

Thị trường đang giảm, vướng các nguồn cung. Nguyên do không chỉ từ pháp luật mà còn cần tinh thần quyết liệt, trách nhiệm của cơ quan quản lý đâu đó. Kiến nghị truyền thông có tiếng nói làm thế nào để các địa phương xử lý tốt việc này.

Nhiều dự án đã xây xong móng, thậm chí một vài công trình đủ điều để bán hàng theo đúng giấy phép nhưng vẫn chưa được cấp giấy theo quy định của pháp luật để bán hàng và tôi không hiểu lý do là gì?

Nhiều dự án thời gian thực hiện kéo dài, ngay từ khi chuẩn bị hồ sơ. Sau đó, phải điều chỉnh lại và tổng vốn đầu tư dự án bị đội lên bởi những chi phí không mong muốn. Vậy giải pháp nào để dự án thực hiện nhanh chóng? Nhà nước, Chính phủ, các cơ quan Bộ, ngành, địa phương có liên quan cần quan tâm đến vấn đề này. Chúng ta rất mong muốn tìm nhà ở giá rẻ nhưng nếu thiếu sự quyết tâm của cả hệ thống thì nhà ở giá rẻ chỉ dừng lại ở “hô khẩu hiệu”.

Phải khẳng định rằng, các sàn giao dịch bất động sản trong giai đoạn vừa qua có vai trò quan trọng góp phần trong sự phát triển của bất động sản Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động này đang có sự buông lỏng, nhiều môi giới không chuyên nghiệp, không được đào tạo bài bản, còn hoạt động mang tính chộp giật, thậm chí ủng hộ các dự án không phù hợp với quy định của pháp luật, chèo kéo khách hàng để đưa ra các sản phẩm “ma”.

Để giải quyết vấn đề này, tôi đề nghị cần điều chỉnh các quy định của pháp luật liên quan, vận dụng đổi mơi xu hướng để điều chỉnh luật cho phù hợp để quản lý, nâng cao chất lượng đặc biệt và giúp thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, hướng đến hiệu quả, lợi ích của khách hàng và người tiêu dùng. Vấn đề tài chính tiền tệ, cần phải có vốn cho khách hàng vay tiêu dùng, giúp thị trường lưu thông tiêu thụ tốt.

Trong giai đoạn này, sản phẩm đang hướng đến là nhà ở giá rẻ nhưng chúng ta cũng không nên không quan tâm đến sản phẩm nhà ở cao cấp, tạo ra bộ mặt chất lượng cho các đô thị.

Bà Vân Nguyễn – Giám đốc Bộ phận Thị trường JLL: Bất động sản công nghiệp – giải phóng mặt bằng còn khó khăn

Về bất động sản công nghiệp, xu hướng dịch chuyển các nhà máy khỏi Trung Quốc đã có cách đây vài năm, khi Chính phủ Trung Quốc mong muốn ngành sản xuất sạch, chi phí về đất đang tăng cao.

ban thao giai phap day manh phat trien thi truong bat dong san sau dich
Bà Vân Nguyễn – Giám đốc Bộ phận Thị trường JLL.

Do vị trí chiến lược gần Trung Quốc nên Việt Nam có cơ hội đón làn sóng dịch chuyển này. Trước đại dịch Covid-19, Việt Nam đã là điểm đến trong nhiều điểm đến khác. Nhưng khi Covid–19 diễn ra và đỉnh điểm là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung thì việc dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, ngoài Việt Nam còn có nhiều nước khác như Ấn Độ (lợi thế về dân số đông, diện tích lớn). Chúng tôi nhận thấy, nguồn cung ở Việt Nam lớn tuy nhiên đất sạch thì chưa có nhiều, giải phóng mặt bằng còn khó khăn. Việc lựa chọn và cấp giấy phép đầu tư cũng cần có sự lựa chọn để tránh tình trạng Việt Nam trở thành nơi chuyển dịch của các nhà máy, nhà sản xuất không sạch.

Shark Hưng - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Cen Group: Doanh nghiệp Trung Quốc tăng M&A các dự án bất động sản công nghiệp tại Việt Nam

Nhà nước không lo dư cung bất động sản cao cấp vì việc đó thị trường sẽ lo. Các doanh nghiệp cần luật pháp rõ ràng; không ném doanh nghiệp vào lò lửa. Định giá tiền sử dụng đất phải được thực hiện theo nguyên tắc thặng dư. Chủ đầu tư phát triển bất động sản cao cấp phải nộp nhiều sử dụng đất. Doanh nghiệp bất động sản mong muốn mặt bằng giá đất: Đấu giá; định giá được thực hiện nhanh chóng và không phụ thuộc vào việc sản phẩm hình thành trên đất đó như thế nào.

Để đón các nhà đầu tư, bên cạnh việc xây dựng các khu công nghiệp thì việc phát triển hệ thống logistic cũng như phát triển công nghiệp phụ trợ là điều cần quan tâm. Các doanh nghiệp dịch chuyển khỏi Trung Quốc mong muốn đến nước nào đã sẵn sàng đón nhận họ.

ban thao giai phap day manh phat trien thi truong bat dong san sau dich
Shark Hưng - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Cen Group.

Các doanh nhân Trung Quốc là những người rất nhanh nhạy. Trước làn sóng dịch chuyển này, họ đã sang Việt Nam và M&A sẵn các khu công nghiệp. Nếu chúng ta không nhanh chóng, sẵn sàng thì các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ vào với tâm thái “Tôi lại ở đây và sẵn sàng đón các anh!”. Sự dịch chuyển này chính là cơ hội. Việt Nam cần nhanh, linh hoạt để sẵn sàng đón nhận những cơ hội này.

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế, việc khủng hoảng này sẽ dẫn đến việc người dân tìm đến các kênh đầu tư: Vàng là kênh có tính thanh khoản cao; Bất động sản (có tính thanh khoản thấp); chứng khoán là kênh đầu tư ít được lựa chọn hơn.

Nhóm phóng viên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load