Thứ sáu 08/11/2024 01:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Bắc Ninh: Lãnh đạo tỉnh dâng hương khai hội Lim

22:29 | 21/02/2024

(Xây dựng) - Sáng 21/02, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã về dự Lễ khai hội Lim và dâng hương tại chùa Hồng Ân, thị trấn Lim, huyện Tiên Du.

Bắc Ninh: Lãnh đạo tỉnh dâng hương khai hội Lim
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn cùng các đại biểu dâng hương tại chùa Hồng Ân sáng 21/02/2024.

Nằm ở phía Bắc núi Lim, chùa Hồng Ân hay chùa Lim thuộc địa phận thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Theo thuyết xưa kể rằng, thế núi Lim có hình con cá vọng Trăng, đầu hướng về sông Nguyệt Đức (tức sông Cầu), đuôi ở phía Nam nơi núi Nguyệt Hằng. Hàng năm, cứ đến mùa hội lễ, du khách thập phương về dự rất đông để chiêm bái và thưởng lãm những làn điệu quan họ mượt mà của các liền anh, liền chị.

Chùa Lim được xây cất khá quy mô với nhiều hạng mục công trình và tượng Phật. Trong bề dày lịch sử và truyền thống văn hiến, ngày nay, chùa vẫn giữ được nhiều nét đẹp về kiến trúc.

Theo tìm hiểu, những người có công lớn đối với chùa Hồng Ân là Bồ Đề Ni tục gọi Mụ Ả. Bà họ Nguyễn, người Nội Duệ Nam xuất gia thụ giới ở chùa Hồng Ân và cũng là người đã bỏ tiền ra cho tu sửa và mở rộng chùa Hồng Ân rồi giao cho các xã trong tổng Nội Duệ số ruộng hương hỏa. Năm 80 tuổi, Bồ Đề Ni dựng dàn hỏa thiêu. Người Nội Duệ vùng Lim đã dựng tháp và tạc tượng bà là “Thánh tiên liệt nữ”. Hiện, tượng Bồ Đề Ni, tháp và bia đá vẫn còn ở chùa Hồng Ân.

Ngoài ra, núi Lim xưa kia còn là nơi hoạt động bí mật của các vị lãnh tụ, tiền bối cách mạng Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự… và là nơi ghi dấu ấn lịch sử quan trọng của Đảng bộ và nhân dân Bắc Ninh. Ngày 04/8/1929, tại đây đã diễn ra Hội nghị thành lập Đảng bộ Đông Dương Cộng sản Đảng đầu tiên của hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang.

Bắc Ninh: Lãnh đạo tỉnh dâng hương khai hội Lim
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn cùng các đại biểu thắp hương tại Lăng Tướng công Nguyễn Đình Diễn trên đồi Lim.

Hôm nay, trong không khí trang nghiêm của ngày khai hội Lim, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn cùng các đại biểu đã dâng hương tại chùa Hồng Ân và đến thắp hương ở Lăng Tướng công Nguyễn Đình Diễn (hay còn gọi là cụ Trấn Thanh) trên đồi Lim. Cụ Trấn Thanh sinh năm 1740 tại làng Đình Cả, xã Nội Duệ, huyện Tiên Du, là người giỏi thao lược và có công lớn đối với triều Lê, được phong tước Cảnh Trung Hầu. Cụ cũng là người có công khuyến khích nhân dân trong vùng phát triển sản xuất, chú trọng việc học hành, khoa cử và phát huy các giá trị văn hóa của làng, tổng.

Bắc Ninh: Lãnh đạo tỉnh dâng hương khai hội Lim
Trong bề dày lịch sử và truyền thống văn hiến, ngày nay, chùa vẫn giữ được nhiều nét đẹp về kiến trúc.

Hiện nay, di tích chùa Hồng Ân gồm các hạng mục: Tam quan, gác Chuông, Tháp chuông, Tam bảo, nhà Tổ và nhà Mẫu. Tòa Tam bảo mặt bằng hình chữ Đinh gồm 3 gian 2 dĩ, Tiền đường nối với 3 gian Thượng điện.

Bên trái chùa chính là 9 gian hành lang, kết cấu vì kèo kiểu kèo kìm quá giang gác tường đơn giản. Các công trình Tháp Mụ Ả, nhà Điện, nhà Mẫu, nhà thờ Đức Thánh Trần, nhà Tổ đều là những tòa nhà có kiến trúc nghệ thuật đặc sắc.

Cổng Tam quan mới được nhân dân xây dựng lại năm 2012 với 2 tháp chuông ở hai bên, kết cấu theo kiểu chồng diêm, đỉnh tháp tạo hình bông sen giữa có đặt bình nước cam lộ.

Chùa là nơi tín ngưỡng thờ Phật của tổng Nội Duệ xưa và nhân dân vùng quan họ. Đồng thời là nơi thờ các danh thần như: Đức Thánh Trần, Phạm Ngũ Lão và sau này Nguyễn Đình Diễn, Đỗ Nguyễn Thụy, Bồ Đề Ni (Mụ Ả) cùng các danh nhân của quê hương Nội Duệ - cầu Lim.

Bắc Ninh: Lãnh đạo tỉnh dâng hương khai hội Lim
Khai hội Lim sáng 21/02/2024 (tức 12 tháng Giêng, xuân Giáp Thìn).

Hàng năm vào ngày 13 tháng Giêng Âm lịch, lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân và cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mọi người, mọi nhà được an lành… và trở thành biểu tượng văn hóa, nét đẹp của quê hương Bắc Ninh - Kinh Bắc.

Năm nay, lễ hội được diễn ra trong hai ngày, 21 và 22/2/2024 tức 12 và 13 tháng Giêng xuân Giáp Thìn).

Nguyên Khánh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load