Thứ năm 07/11/2024 21:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Bắc Giang: Chùa Vĩnh Nghiêm Triển khai khôi phục, tu sửa sau thiệt hại từ bão số 3

12:28 | 19/10/2024

(Xây dựng) - Chùa Vĩnh Nghiêm, một ngôi chùa cổ có giá trị văn hóa và lịch sử lớn tại Bắc Giang, đang tiến hành khôi phục và tu sửa sau cơn bão số 3. Dù nằm ở vị trí cao, chùa vẫn bị ảnh hưởng bởi lượng mưa lớn và gió mạnh, gây thiệt hại cho nhiều công trình, bao gồm mái nhà và hàng trăm cây cổ thụ. Ban Quản lý chùa đã nhanh chóng triển khai các biện pháp khắc phục, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cam kết thực hiện sửa chữa theo đúng quy định pháp luật.

Bắc Giang: Chùa Vĩnh Nghiêm Triển khai khôi phục, tu sửa sau thiệt hại từ bão số 3

Chùa Vĩnh Nghiêm, còn được gọi là chùa Đức La, là một ngôi chùa cổ nằm tại làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Đây là nơi lưu giữ bộ mộc bản gốc duy nhất của Phật phái Trúc Lâm và đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu ký ức thế giới với 3.000 mộc bản quý giá.

Bắc Giang: Chùa Vĩnh Nghiêm Triển khai khôi phục, tu sửa sau thiệt hại từ bão số 3

Tuy nhiên, sức gió mạnh và lượng mưa lớn do cơn bão số 3 đã gây thiệt hại không chỉ cho cảnh quan mà còn cho các công trình kiến trúc bên trong chùa. Trước tình hình này, chùa Vĩnh Nghiêm đã nhanh chóng tiến hành tu sửa để khôi phục lại vẻ đẹp và giá trị văn hóa của mình.

Bắc Giang: Chùa Vĩnh Nghiêm Triển khai khôi phục, tu sửa sau thiệt hại từ bão số 3

Mặc dù chùa được xây dựng ở vị trí cao, nước lũ vẫn tràn vào Tam quan và vườn tháp, khiến khu vực này bị ngập lụt. Gió bão đã làm gãy đổ hơn 200 cây trong khuôn viên chùa, trong đó có cây Ngọc Lan 300 năm tuổi. Thiệt hại này không chỉ ảnh hưởng đến cảnh quan mà còn làm giảm giá trị văn hóa và lịch sử của ngôi chùa.

Bắc Giang: Chùa Vĩnh Nghiêm Triển khai khôi phục, tu sửa sau thiệt hại từ bão số 3

Cây đổ đã làm hỏng mái nhà Tam Bảo và hậu cung, cũng như các công trình khác như nhà trưng bày mộc bản và nhà lưu trữ. Hệ thống điện cũng bị ảnh hưởng, với hai cột điện cao áp bị đổ.

Bắc Giang: Chùa Vĩnh Nghiêm Triển khai khôi phục, tu sửa sau thiệt hại từ bão số 3

Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, Thượng tọa Thích Thanh Vịnh, Phó Trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm cho biết: “Trong cơn bão vừa qua, các cành cây rơi xuống đã làm vỡ một số viên ngói. Ban Quản lý đã thống nhất phương án sửa chữa, giữ nguyên ngói cũ. Tuy nhiên, khu vực nhà thờ trưng bày mộc bản bị ảnh hưởng nặng nề, với bờ rải và bờ lóc bị hỏng, và các cấu kiện như bờ đao cũng bị gãy”.

Bắc Giang: Chùa Vĩnh Nghiêm Triển khai khôi phục, tu sửa sau thiệt hại từ bão số 3
Bắc Giang: Chùa Vĩnh Nghiêm Triển khai khôi phục, tu sửa sau thiệt hại từ bão số 3

Về những khó khăn trong quá trình cải tạo chùa, Thượng tọa Thích Thanh Vịnh cho biết, mọi công việc đều phải tuân thủ quy định pháp luật. Sau bão, bước đầu tiên là đánh giá thiệt hại và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, bao gồm xã Chí Yên và Phòng Văn hóa UBND huyện Yên Dũng. UBND huyện đã lập tờ trình gửi Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh để xin phép khắc phục hậu quả, bao gồm cả sửa chữa các khu vực bị ảnh hưởng do cây đổ.

Bắc Giang: Chùa Vĩnh Nghiêm Triển khai khôi phục, tu sửa sau thiệt hại từ bão số 3

Trong quá trình khôi phục chùa Vĩnh Nghiêm, Ban Quản lý đã thực hiện một loạt các bước tu sửa, bắt đầu bằng việc đánh giá thiệt hại và lập kế hoạch khắc phục kết hợp với chính quyền địa phương. Tất cả công việc đều được thực hiện theo quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo không có kế hoạch phá dỡ hay xây mới công trình nào.

Bắc Giang: Chùa Vĩnh Nghiêm Triển khai khôi phục, tu sửa sau thiệt hại từ bão số 3

Những khu vực bị cây đổ đã được vá lại một cách cẩn thận, với mục tiêu thay thế các phần hư hỏng bằng vật liệu giống như nguyên bản. Ngói mới và đá được xếp ngay ngắn, chuẩn bị cho quá trình phục hồi, tu sửa các công trình lịch sử.

Bắc Giang: Chùa Vĩnh Nghiêm Triển khai khôi phục, tu sửa sau thiệt hại từ bão số 3

Về ngói, đã đặt đúng loại hoa chanh ở Hạ Long để phục vụ cho việc phục dựng mái chùa.

Bắc Giang: Chùa Vĩnh Nghiêm Triển khai khôi phục, tu sửa sau thiệt hại từ bão số 3

Công việc sửa chữa sẽ được thực hiện bởi các thợ chuyên nghiệp. Trước bão, chùa đã có kế hoạch tỉa cây nhưng không thể lường trước được sức tàn phá của cơn bão lớn. Cây cổ thụ đổ may mắn không gây thiệt hại về người, nhưng nhà bảo vệ đã bị sập.

Bắc Giang: Chùa Vĩnh Nghiêm Triển khai khôi phục, tu sửa sau thiệt hại từ bão số 3
Bắc Giang: Chùa Vĩnh Nghiêm Triển khai khôi phục, tu sửa sau thiệt hại từ bão số 3

Công nhân đang thu dọn gỗ từ những cây bị gãy, khôi phục lại không gian và chuẩn bị cho việc sửa chữa các công trình bị hư hại của chùa Vĩnh Nghiêm.

Bắc Giang: Chùa Vĩnh Nghiêm Triển khai khôi phục, tu sửa sau thiệt hại từ bão số 3

Cát và xi măng được vận chuyển đến chùa, hỗ trợ cho công tác tu sửa và bảo trì các công trình.

Bắc Giang: Chùa Vĩnh Nghiêm Triển khai khôi phục, tu sửa sau thiệt hại từ bão số 3

Ngoài thiệt hại về kiến trúc bên ngoài, phần mái chùa cũng bị ảnh hưởng. Một số viên ngói gãy do cành cây và các vật thể khác bay vào. Việc khắc phục mái chùa dự kiến tốn khoảng 2,6 tỷ đồng, hiện nhà chùa đang chờ quyết định về hỗ trợ từ Nhà nước và tỉnh Bắc Giang.

Bắc Giang: Chùa Vĩnh Nghiêm Triển khai khôi phục, tu sửa sau thiệt hại từ bão số 3

Về vấn đề hỗ trợ từ người dân xung quanh, chính quyền địa phương chỉ đạo cung cấp nhân lực. Nhà chùa không kêu gọi quyên góp, nhưng nhiều người tự nguyện giúp đỡ. Sau khi bão đi qua, ưu tiên hàng đầu là củng cố cuộc sống cho người dân địa phương, sau đó mới quay lại dọn dẹp chùa.

Bắc Giang: Chùa Vĩnh Nghiêm Triển khai khôi phục, tu sửa sau thiệt hại từ bão số 3

Phó Trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm cho biết: “Hệ thống trường học trong khu vực cũng chịu thiệt hại lớn, với hai mái trường bị sập. Do đó, tôi mong muốn rằng mỗi cơn bão qua đi đều là một bài học cảnh tỉnh cho mọi người về sự tác động của thiên nhiên, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuẩn bị và ứng phó trước thiên tai”.

Bắc Giang: Chùa Vĩnh Nghiêm Triển khai khôi phục, tu sửa sau thiệt hại từ bão số 3

Bên cạnh đó, Thượng tọa Thích Thanh Vịnh chia sẻ thêm: “Chùa Vĩnh Nghiêm may mắn tọa lạc trên một gò cao, giúp giảm thiệt hại so với nhiều khu vực khác. Ngoài ra, các biện pháp bảo vệ như nâng cao tượng và di dời tài sản khi có nguy cơ lũ lụt đã được thực hiện từ trước, điều này thể hiện sự chuẩn bị chu đáo của các thế hệ trước. Những nỗ lực này không chỉ đã góp phần bảo tồn giá trị mà còn đảm bảo sự an toàn cho ngôi chùa trong bối cảnh thiên tai”.

Bắc Giang: Chùa Vĩnh Nghiêm Triển khai khôi phục, tu sửa sau thiệt hại từ bão số 3

Những nỗ lực không ngừng từ Ban Quản lý chùa và sự hỗ trợ từ cộng đồng đang tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc khôi phục chùa Vĩnh Nghiêm. Hy vọng rằng, sau khi hoàn tất việc sửa chữa, chùa sẽ tiếp tục là điểm đến linh thiêng và hấp dẫn cho phật tử và du khách, đồng thời gìn giữ giá trị văn hóa và lịch sử quý báu của ngôi chùa này.

Diệu Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load