Thứ bảy 20/04/2024 15:29 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm trung tâm vùng Tây Nguyên

14:47 | 04/02/2023

Cùng với nhiều quyết sách lớn từ Trung ương, thành phố Buôn Ma Thuột đang tập trung nguồn lực để phát triển xứng tầm là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm trung tâm vùng Tây Nguyên
Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. (Ảnh: TTXVN phát)

Với vị trí ở trung tâm khu vực Tây Nguyên, thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển xứng tầm là đô thị trung tâm vùng theo Kết luận 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị.

Đặc biệt, hiện nay, Trung ương đang triển khai nhiều quyết sách lớn để thúc đẩy thành phố Buôn Ma Thuột phát triển. Do đó, thành phố cần nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức để "cất cánh" thời gian tới, trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

Cơ hội lớn

Năm 2022, mặc dù phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức song với sự nỗ lực của Đảng ủy, chính quyền, nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đều đạt kết quả cao, thu ngân sách nhà nước đạt trên 2.600 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay, tăng 37,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội được đảm bảo. Thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020 theo Quyết định số 770/QĐ-TTg ngày 24/6/2022.

Quốc hội ban hành Nghị quyết số 72/2022/QH15, có hiệu lực từ ngày 1/1/2023 thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong 5 năm.

Đây sẽ là cơ sở, nguồn lực to lớn để thành phố tiếp tục vững bước trên con đường phát triển và phấn đấu trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên theo Kết luận 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ủy ban Nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 72/2022/QH15 với mục tiêu sớm đưa Nghị quyết vào thực tiễn, thúc đẩy kinh tế-xã hội của thành phố Buôn Ma Thuột và tỉnh Đắk Lắk thời gian tới.

Bên cạnh đó, Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng tạo động lực, điều kiện để phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và toàn vùng Tây Nguyên.

Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột Vũ Văn Hưng, Nghị quyết số 72/2022/QH15 với cơ chế, chính sách đặc thù, ưu đãi như về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước; phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch; ưu đãi thu hút đầu tư; ưu đãi đối với chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt là điều kiện thuận lợi để kinh tế - xã hội thành phố phát triển.

Thành tựu Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột đạt được cùng những quyết sách của Trung ương đang triển khai, sẽ là tiền đề quan trọng, "đòn bẩy," mở ra cơ hội lớn để thành phố "bứt tốc" phát triển trong tương lai gần.

Vượt thách thức, phát triển xứng tầm

Theo Ủy ban Nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, bên cạnh thuận lợi trong phát triển kinh tế-xã hội, thời gian tới, thành phố xác định có nhiều khó khăn, thách thức như: kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; ảnh hưởng của phát triển đô thị hóa tạo sức ép lớn về nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, việc làm, nhà ở, dịch vụ y tế, giáo dục và xử lý ô nhiễm môi trường đô thị...

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm trung tâm vùng Tây Nguyên
Thành phố Buôn Ma Thuột. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột Vũ Văn Hưng cho biết xác định được khó khăn thách thức, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố quyết tâm cao độ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nắm bắt tốt cơ hội để phát triển. Một trong những nội dung trọng tâm trong thời gian tới là tập trung triển khai hiệu quả cơ chế, chính sách đặc thù Nghị quyết số 72 của Quốc hội, tập trung nguồn lực tài chính đầu tư hạ tầng, phát triển dịch vụ đô thị và an sinh xã hội; thu hút nhà đầu tư ở các lĩnh vực chế biến nông sản, nhất là càphê để phát triển chế biến sâu, nâng cao giá trị nông sản, tạo nên giá trị gia tăng cho các loại nông sản của thành phố, của tỉnh Đắk Lắk và cả khu vực Tây Nguyên…; tạo động lực mạnh mẽ để phát triển Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên với tiêu chí đô thị xanh, sinh thái, bản sắc và thông minh gắn kết chặt chẽ giữa đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới.

Đồng thời, thành phố tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cùng những chính sách trong hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; huy động tốt hơn nguồn lực phát triển, đặc biệt là nguồn lực từ thành phần kinh tế tư nhân, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của thành phố nhanh, bền vững; khắc phục tồn tại, hạn chế cải cách hành chính, thực hiện đạt các chỉ tiêu đề ra…

Thành phố có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao chuỗi giá trị ngành công nghiệp tiềm năng, trọng điểm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu như chế biến càphê, tiêu, ca cao, bơ, các ngành công nghệ cao…

Cùng với đó là chú trọng phát triển trồng trọt, chăn nuôi tập trung theo hình thức liên kết theo chuỗi và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất; mở rộng trồng trọt, chăn nuôi theo hướng VietGAP; ứng dụng khoa học, kỹ thuật cải tạo chất lượng nguồn giống để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.

Bên cạnh đó, thành phố khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương, đồng thời vận dụng tốt cơ chế, chính sách của Trung ương và của tỉnh để thu hút vốn đầu tư phát triển thành phố; thúc đẩy hoạt động thương mại đi đôi với thực hiện tốt công tác quản lý thị trường, tăng cường liên kết, hợp tác để phát triển thương mại, dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm.

Địa phương tập trung xây dựng, thực hiện Đề án "Phát triển thương hiệu thành phố Buôn Ma Thuột trở thành "thành phố càphê của thế giới;" phát triển du lịch theo hướng sinh thái, khai thác giá trị văn hóa địa phương gắn với các di tích quốc gia.

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà đánh giá, các quyết sách của Trung ương và kế hoạch thực hiện của địa phương đang mở ra cơ hội cho thành phố Buôn Ma Thuột phát triển, trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên theo Kết luận 67 của Bộ Chính trị.

Trong số đó, thành phố sẽ có nguồn lực mới, đủ mạnh để đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, hạ tầng liên kết vùng; thu hút nhà đầu tư, nhất là dự án trọng điểm trên tất cả lĩnh vực; thu hút nhân tài, nhà khoa học phục vụ phát triển của địa phương.

Để thực hiện được mục tiêu đề ra, Đắk Lắk đã và đang triển khai các nhiệm vụ, trong đó giao cụ thể cho từng sở, ngành, chính quyền thành phố nhằm bắt kịp, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Đặc biệt là triển khai ngay cơ chế, chính sách đặc thù từ Nghị quyết số 72 của Quốc hội để phát huy tối đa hiệu quả của chính sách khi Nghị quyết thực hiện thí điểm trong 5 năm.

Trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương, tỉnh sẽ chủ động làm việc các Bộ, ngành, Chính phủ để tháo gỡ nhằm tạo động lực mạnh mẽ nhất cho thành phố Buôn Ma Thuột phát triển thành đô thị xanh, sinh thái, bản sắc và thông minh, xứng tầm là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên theo Kết luận của Bộ Chính trị đã đề ra./.

Theo Tuấn Anh (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Diện mạo mới, sức sống mới của đô thị Bắc Giang

    (Xây dựng) – Từ một tỉnh có tốc độ đô thị hóa chậm, không gian phát triển đô thị quy mô nhỏ, những năm trở lại đây, diện mạo đô thị Bắc Giang như được khoác lên mình “tấm áo mới”, cảnh quan, kiến trúc ngày càng được mở rộng theo hướng đồng bộ, hiện đại.

  • Nghệ An: Xây dựng hệ thống đô thị đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật

    (Xây dựng) - Theo định hướng quy hoạch tỉnh, Nghệ An sẽ phát triển mở rộng mạng lưới đô thị với các quy mô khác nhau trên phạm vi toàn tỉnh, nhằm tạo ra các vùng động lực tăng trưởng theo hướng hiện đại, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

  • Thanh Hóa: Xây dựng đề án để đạt tiêu chí đô thị loại I

    (Xây dựng) - Đến năm 2025, Thanh Hóa phấn đấu xây dựng hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I sau khi sáp nhập và trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực dự kiến thành lập phường.

  • Phát triển đô thị Hải Phòng hiện đại, văn minh, đáng sống

    (Xây dựng) – Hai đồ án quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2023 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là tiền đề để thành phố Hải Phòng hoàn thành mục tiêu xây dựng và phát triển thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững.

  • Hải Dương: Xây dựng đô thị mang bản sắc, đặc trưng riêng

    (Xây dựng) - Trong các ý tưởng quy hoạch đô thị ở Hải Dương, việc xây dựng các đô thị mang màu sắc, đặc trưng riêng đã được cơ quan chuyên môn quan tâm, trở thành định hướng chủ đạo trong thời gian tới.

  • Hạ tầng Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng khang trang, hiện đại

    (Xây dựng) - Cùng với việc mở rộng, nâng cấp nhiều tuyến đường cũ, hàng loạt trục đường, cây cầu mới được xây dựng… đã tô điểm cho diện mạo của Thành phố Hồ Chí Minh thêm khang trang, hiện đại.

Xem thêm
  • Loạt dự án 'chạy đua' tiến độ dịp 7/5 ở TP Điện Biên Phủ

    Các dự án tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) những ngày này đang gấp rút hoàn thiện các hạng mục để hướng đến lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

    15:26 | 18/04/2024
  • Thái Nguyên: Thành phố Sông Công chính thức là đô thị loại II

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 319/QĐ-TTg, công nhận thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên chính thức là đô thị loại II kể từ ngày 17/4/2024.

    12:19 | 18/04/2024
  • Đẩy nhanh tiến độ các dự án chào mừng 70 ngày giải phóng thị xã và 20 năm ngày thành lập thành phố Thái Bình

    (Xây dựng) - Tỉnh Thái Bình phấn đấu xây dựng đến năm 2025 trở thành tỉnh phát triển khá, đến năm 2030 theo kịp nhóm dẫn đầu và đến năm 2045 là tỉnh phát triển trong khu vực đồng bằng sông Hồng... Đó là một trong những chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX đề ra là đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa đạt 30% trở lên.

    10:04 | 18/04/2024
  • Bắc Giang: Phát triển đô thị thị trấn Vôi thành 6 khu vực

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang đến năm 2035.

    20:02 | 17/04/2024
  • Bến Cát (Bình Dương): Sẽ công bố Nghị quyết thành lập thành phố vào ngày 25/4

    (Xây dựng) – Chiều 17/4, UBND thị xã Bến Cát tổ chức buổi họp báo về chương trình, các hoạt động trước và sau Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Bến Cát trực thuộc tỉnh Bình Dương và thành lập phường An Điền, phường An Tây thuộc Bến Cát.

    20:01 | 17/04/2024
  • Cầu Giấy (Hà Nội): Đổi thay diện mạo đô thị từ Chương trình số 03-CTr/TU

    (Xây dựng) - Thời gian qua, quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã triển khai hiệu quả Chương trình số 03-CTr/TU. Công tác chỉnh trang, chiếu sáng, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị được thực hiện đồng bộ, tạo bước chuyển mới cho diện mạo đô thị quận Cầu Giấy ngày càng khang trang, thông minh, sáng, xanh, sạch và trật tự văn minh.

    18:42 | 17/04/2024
  • Ninh Bình: Triển khai lập Đề án xây dựng và phát triển “Thành phố Hoa Lư”

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Bình, Ban chỉ đạo Đề án xây dựng và phát triển “Thành phố Hoa Lư” vừa có Kế hoạch số 54/KH–BCĐ, về việc triển khai lập Đề án xây dựng và phát triển “Thành phố Hoa Lư”.

    12:12 | 17/04/2024
  • Quảng Ninh: Phố trong bản ở Tiên Yên

    (Xây dựng) - Một đô thị nhỏ trong thung lũng Khe Lẹ, ở vùng rừng cánh cung Đông Triều, thuộc xã Hà Lâu là một trong số sáu xã miền núi của huyện Tiên Yên nhà cửa tập trung, giao thông nội bộ thoáng rộng, đêm đến điện đóm sáng choang như thành thị. Người địa phương gọi là phố Khe Lẹ, thay cho tên khai sinh là bản Khe Lẹ.

    12:04 | 17/04/2024
  • Thành phố Hạ Long đổi mới diện mạo toàn diện

    (Xây dựng) - Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) là địa phương đầu tiên của cả nước chủ động phát động cuộc thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ mới (2025-2030), có nhiều nội dung quan trọng trong đó có việc đầu tư kiến thiết đô thị tạo diện mạo mới cho thành phố, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn Chủ tịch UBND thành phố Hạ Long Nguyễn Tiến Dũng nội dung này.

    10:50 | 17/04/2024
  • Phúc Yên (Vĩnh Phúc): Tập trung nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị

    (Xây dựng) - Hiện thực hóa mục tiêu sớm trở thành đô thị loại II, thành phố Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng các tiêu chí theo đô thị quy định.

    22:33 | 16/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load