Thứ sáu 27/09/2024 10:45 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hà Nội: Đèn tín hiệu, cầu vượt bộ hành có giúp người dân sang đường an toàn?

12:34 | 21/05/2024

(Xây dựng) – Thời gian qua, Thành phố Hà Nội đã đưa vào vận hành, khai thác các nút điều khiển đèn tín hiệu ở một số tuyến đường như Xuân Thủy - Cầu Giấy, ngã tư Kim Mã - Giang Văn Minh, ngã ba Hàng Trống - Lê Thái Tổ, đoạn trước cửa Bưu điện thành phố, nút giao Trần Quang Khải… nhằm giúp người dân sang đường dễ dàng, thuận tiện và đảm bảo an toàn giao thông. Tuy nhiên, việc bố trí đèn tín hiệu và cầu vượt bộ hành hiện nay có giúp người đi bộ sang đường an toàn hơn không, hay vẫn còn nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông?

Hà Nội: Đèn tín hiệu, cầu vượt bộ hành có giúp người dân sang đường an toàn?
Một số người dân vẫn trèo qua hàng rào, dải phân cách băng ngang dưới lòng đường để rút ngắn thời gian đi lại mặc dù cầu vượt bộ hành được đặt cách đó không xa (Ảnh: TL).

Các nút điều khiển đèn tín hiệu đều có hướng dẫn bằng chữ tiếng Việt, người dân chỉ cần thực hiện theo đúng quy trình với thao tác bấm đơn giản, chờ một lúc đèn ưu tiên sẽ hiện đỏ đồng thời nút ở hộp bấm dành cho người đi bộ sẽ chuyển màu xanh.

Tuy nhiên, sau nhiều năm đưa vào sử dụng, một số nút điều khiển đèn tín hiệu bị hỏng, mất tín hiệu dẫn đến việc người đi bộ đối diện với nguy cơ mất an toàn giao thông.

Là sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, em Nguyễn Mạnh Cường thường ngày vẫn phải “đánh cược” với giao thông mỗi lần sang đường.

Cường kể dù nhiều lần bấm đèn tín hiệu để xin qua đường nhưng xe cộ vẫn qua lại nườm nượp, cố tình không nhường đường, thậm chí còn thản nhiên vượt đèn. Người đi bộ muốn sang đường chỉ còn cách giơ tay báo hiệu rồi băng qua đường.

“Mỗi lần sang đường là một lần cảm giác sợ hãi tột độ. Dòng xe ô hợp cả ôtô và xe máy lao vun vút, khiến người đi bộ sang đường cảm thấy sợ sệt bởi có thể bị xe đâm bất cứ lúc nào. So với cầu vượt hay hầm dành cho người đi bộ thì đèn tín hiệu vẫn chưa phát huy hết tác dụng, còn nhiều bất cập” - Cường bày tỏ lo lắng.

Tương tự, các cầu vượt đi bộ trên nhiều tuyến phố như: Cổng trường Đại học Quốc gia Hà Nội (Xuân Thủy - Cầu Giấy), Học viện Ngân Hàng, Bệnh viện Thanh Nhàn, đường Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Chí Thanh… đã phát huy hiệu quả tác dụng khi người đi bộ sang đường trở nên an toàn hơn.

Có mặt tại cầu vượt trên đường Nguyễn Văn Cừ, nhiều người đã dễ dàng sang đường đối diện khi những cầu vượt đi bộ có lối dẫn lên và xuống để “thượng đế” tiếp cận nhanh chóng. Tuy nhiên, một số người dân vẫn trèo qua hàng rào, dải phân cách băng ngang dưới lòng đường để rút ngắn thời gian đi lại.

Từng chứng kiến vụ tai nạn thương tâm do sang đường mà không dùng cầu vượt đi bộ tại phố Chùa Bộc, đến nay, Lan Nhi, sinh viên năm 3 trường Học viện Ngân Hàng luôn bị ám ảnh và nhắc nhở bản thân luôn luôn dùng cầu vượt bộ hành mỗi khi sang đường.

“Do cầu vượt cách xa cổng trường hay ngõ sinh sống nên để tiết kiệm thời gian một số người dân và học sinh vẫn trực tiếp băng qua đường đông đúc xe cộ, mà đã bỏ quên tác dụng của những câu cầu này,” Lan Nhi nhìn nhận.

Ông Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, thành phố cần khảo sát, tính toán kỹ càng những vị trí hợp lý để phục vụ cho người đi bộ, để đảm bảo an toàn, không làm ảnh hưởng đến các phương tiện khác, không gây ùn tắc, tai nạn giao thông.

Khi lắp đèn tín hiệu cho người đi bộ, ông Tạo cho rằng cũng cần cân nhắc thời gian dành cho người đi bộ dựa trên các yếu tố như chiều rộng của đường, số lượng người đi bộ... Ngoài ra, các lực lượng chức năng cũng xử phạt thật nghiêm chủ phương tiện không chịu nhường đường cho người đi bộ nhằm đảm bảo tính răn đe, nâng cao ý thức văn hóa giao thông.

Với những người tùy tiện sang đường mà không dùng cầu vượt bộ hành, hoặc vạch đường dành cho người đi bộ, theo ông Tạo, thành phố có thể bố trí rào chắn tại một số vị trí để cho người đi bộ không thể đi qua và xử phạt những người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định.

Ông Phan Lê Bình, chuyên gia giao thông cho hay, tại các nước phát triển việc người dân không sử dụng cầu bộ hành, tự ý băng qua đường dẫn đến xảy ra va chạm sẽ được quy ra lỗi gây tai nạn giao thông, thậm chí là sẽ phải chịu trách nhiệm đền bù cho xe va chạm. Khi có những chế tài mạnh, người đi bộ sang đường mới nâng cao ý thức.

Ngọc Linh (T/h)

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Đông Hà (Quảng Trị): Họp báo chuẩn bị Lễ đón nhận đạt đô thị loại II và kỷ niệm 15 thành lập thành phố

    (Xây dựng) – Hướng tới Lễ đón nhận đạt đô thị loại II và kỷ niệm 15 năm thành lập thành phố (2009 – 2024) được tổ chức vào ngày 14/10, ngày 26/9 UBND thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị tổ chức họp báo nhằm thông tin quá trình xây dựng thành phố đô thị và thành phố.

    21:54 | 26/09/2024
  • Cử tri Hải Phòng kiến nghị đẩy nhanh tiến độ xây dựng các bến cảng tại khu Lạch Huyện

    (Xây dựng) – Nhằm chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 25/9, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng tiếp xúc cử tri huyện Cát Hải và huyện Bạch Long Vĩ.

    21:52 | 26/09/2024
  • Thành phố Thanh Hóa: Người dân vùng ngập lụt trở lại cuộc sống bình thường sau mưa lũ

    (Xây dựng) - Do ảnh hưởng của mưa lũ, hàng nghìn người dân ở vùng trũng thấp thành phố Thanh Hóa phải di dời đến những nơi an toàn do nước sông Mã, sông Chu dâng cao. Sau khi nước rút, người dân trở về và bắt tay vào dọn dẹp vệ sinh, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

    21:50 | 26/09/2024
  • Bến Tre: Sẽ khởi công cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường bộ ven biển vào ngày 2/10/2024

    (Xây dựng) - Vào ngày 2/10/2024, tỉnh Bến Tre sẽ tổ chức Lễ khởi công xây dựng cầu Ba Lai 8, một cột mốc quan trọng trên tuyến đường bộ ven biển, mở ra cơ hội phát triển cho không chỉ tỉnh Bến Tre mà còn cho cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Sự kiện này diễn ra tại nút giao giữa Dự án cầu Ba Lai 8 và Quốc lộ 57B, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại, hứa hẹn sẽ thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư và người dân.

    19:25 | 26/09/2024
  • Tiền Giang: Tập trung phát triển hạ tầng giao thông

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh hội nhập và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân, Tiền Giang đã khẳng định rõ rệt sự quan tâm và quyết tâm của mình trong công cuộc phát triển hạ tầng giao thông. Với chủ trương “Phát triển giao thông vận tải là khâu quan trọng nhất của kết cấu hạ tầng và giao thông vận tải phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân…”, Tiền Giang đã đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực này trong nhiều năm qua.

    19:23 | 26/09/2024
  • Sơn La: Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Công viên nghĩa trang thành phố

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Sơn La vừa ký ban hành Quyết định số 1868/QĐ-UBND về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Công viên nghĩa trang thành phố Sơn La, với quy mô đề xuất xây dựng dự án là 1.645.598m2.

    19:20 | 26/09/2024
  • Hà Tĩnh: Tăng cường cơ chế hỗ trợ xi măng làm đường giao thông, rãnh thoát nước

    (Xây dựng) - Thực hiện công văn của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc tăng cường thực hiện cơ chế hỗ trợ xi măng làm đường giao thông, rãnh thoát nước, phục hồi, nâng cấp mặt đường trong xây dựng nông thôn mới, Sở Giao thông vận tải yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã cần cấp phát kinh phí cho các xã kịp thời, đảm bảo quy định.

    17:14 | 26/09/2024
  • Quảng Trị: Nỗi lo sạt lở bờ sông Thạch Hãn

    (Xây dựng) – Cứ mỗi mùa mưa lũ đến, nhiều gia đình sinh sống gần hai bên bờ sông Thạch Hãn (tỉnh Quảng Trị) lại thấp thỏm lo âu, bởi cảnh tượng dòng nước lũ dâng cao, cuồn cuộn, cuốn trôi hàng mét đất vườn, đất ở, có lúc cuốn luôn cả nhà cửa, sinh mạng con người theo dòng nước lũ xiết luôn là nỗi ám ảnh với họ.

    17:07 | 26/09/2024
  • Quảng Ngãi: Tổ chức kiểm tra, đánh giá “mức độ an toàn” trong phương án khắc phục sạt lở tại núi Van Cà Vãi

    (Xây dựng) - Cơ quan Thường trực về phòng, chống thiên tai tỉnh Quảng Ngãi sẽ chủ trì lập Đoàn kiểm tra thực địa, rà soát kỹ các giải pháp kỹ thuật trong phương án khắc phục sạt lở tại núi Van Cà Vãi mà UBND huyện Sơn Hà đang thực hiện, từ đó tổng hợp và tham mưu UBND tỉnh Quảng Ngãi.

    17:04 | 26/09/2024
  • Thành phố Bắc Giang: Tầm vóc mới, diện mạo mới của đô thị hiện đại

    (Xây dựng) – Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Bắc Giang về phát triển đô thị theo hướng xanh – thông minh, đến nay, diện mạo đô thị của thành phố Bắc Giang đã được khoác lên mình một vóc dáng mới; không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp và hiện đại; hạ tầng giao thông xuyên suốt, đồng bộ đã tạo động lực cho sự phát triển thành phố.

    17:00 | 26/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load